Theo đó, Đề án Chuyển đổi số tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu từng bước đổi mới căn bản, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, phục vụ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể dựa trên công nghệ số, phát triển chính quyền số.
Cụ thể, phấn đấu đến năm 2025 hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% khu vực dân cư sinh sống, làm việc và trên 60% hộ gia đình, 100% văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị được trao đổi, liên thông trên môi trường mạng (trừ văn bản mật), 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp mức độ 4 trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, 100% cuộc họp, hội nghị có thể thực hiện trên môi trường mạng, trên 50% cuộc họp 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được thực hiện trực tuyến. Triển khai tối thiểu 10 dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh. Kinh tế số chiếm tối thiểu 10% GRDP của tỉnh…
Đến năm 2030 hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông là hạ tầng thiết yếu cho chuyển đổi số và đô thị thông minh. Bảo đảm 100% cuộc họp, hội nghị có thể thực hiện trực tuyến mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều thiết bị, trên 70% cuộc họp 3 cấp (tỉnh - huyện - xã) được thực hiện trực tuyến. Triển khai dịch vụ đô thị thông minh tại tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Kinh tế số chiếm tối thiểu 15% GRDP của tỉnh, tối thiểu 70% số xã trên địa bàn tỉnh cơ bản chuyển đổi số…
Mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 về cơ bản Điện Biên cần bám sát mục tiêu đã xác định; Về các nhóm giải pháp, đề nghị các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và các sở, ngành triển khai chuyển đổi số cần phải nghiên cứu kỹ để triển khai thực hiện đảm bảo tính kế thừa.
Về cơ chế tài chính, thống nhất dành 1% chi thường xuyên để thực hiện Đề án; đồng thời khuyến khích huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách địa phương, tập trung vào 6 lĩnh vực ưu tiên, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử; áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp…