Điện đang dần đưa miền Tây Quảng Ngãi thoát nghèo

Sau 15 năm, tôi mới có dịp trở lại huyện Sơn Tây, huyện miền núi vùng cao, vùng sâu của tỉnh Quảng Ngãi (hiện là một trong 62 huyện nghèo của cả nước, một trong hai huyện khó
15 năm trước, Công ty Điện lực 3 (nay là Tổng Công ty Điện lực miền Trung – EVNCPC) là chủ đầu tư xây dựng hai công trình: Đường dây 35 kV Quảng Ngãi – Sơn Hà + TBA và tiếp theo là đường dây 22 kV Sơn Hà - Sơn Tây + TBA với tổng chiều dài 65,8 km, các TBA với tổng dung lượng 1.200 kVA, giá trị quyết toán 9,2 tỉ đồng. Đây là hai công trình đưa điện lên huyện Sơn Hà và sau đó lên Sơn Tây – huyện cuối cùng của tỉnh Quảng Ngãi khi đó chưa có điện lưới quốc gia.

Hiện tại, Điện lực Sơn Hà quản lý lưới điện trên địa bàn hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây, bao gồm 22 xã và 01 thị trấn (13 xã + thị trấn Di Lăng thuộc huyện Sơn Hòa và 9 xã thuộc huyện Sơn Tây). Trong những năm qua, EVNCP đã đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn đối với hai huyện nói trên thông qua các dự án RD, RE1, RE2… cùng với việc đầu tư, nâng cấp hàng năm của Công ty Điện lực Quảng Ngãi, do vậy lưới điện đã phủ hầu khắp các xã, thôn, buôn của hai huyện. Đến nay, Điện lực Sơn Hà đang quản lý 346,2 km đường dây trung áp, 193 km đường dây hạ áp, 179 TBA phân phối với tổng dung lượng 13.275 kVA, cung ứng điện cho 12.754 khách hàng.

Huyện Sơn Hà và Sơn Tây nhiều đồi núi, địa hình hiểm trở, lưới điện trải rộng, có những nơi đường giao thông không thuận tiện phải lội bộ mới đến nơi. Dân cư các xã miền núi vùng cao, vùng sâu, vùng lõm thưa thớt, khí hậu thất thường, mùa mưa lũ thường gây chia cắt do vậy công tác quản lý vận hành và thu tiền điện gặp nhiều khó khăn. Việc cung ứng điện ngoài các khách hàng lớn như Nhà máy mì Sơn Hải, Nhà máy chế biến Lâm sản và dăm gỗ nguyên liệu giấy Sơn Hà, cấp điện thi công thủy điện Đắk Rinh, còn lại hầu hết là phục vụ ánh sáng, sinh hoạt. Có trực tiếp đến tận nơi đây mới cảm nhận phần nào những khó khăn, vất vả của những người làm công tác quản lý vận hành điện, mới hiểu được cái tâm, cái tình của CBCNVC ngành Điện trong việc thực hiện tốt công tác an sinh xã hội đối với đồng bào các dân tộc.

Ông Lương Văn Đức, Giám đốc Điện lực Sơn Hà cho biết: Địa bàn đơn vị quản lý thuộc khu vực miền núi, giao thông đi lại trở ngại. Phong trào trồng cây nguyên liệu giấy (nhiều nhất là cây keo) đang phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong đảm bảo an toàn hành lang tuyến. Hoa cây keo bay tới đâu, cây mọc tới đó với tốc độ nhanh (cả trong hành lang tuyến). Còn ngoài hành lang thì cây cao, nguy cơ ngả đổ, va quẹt vào đường dây rất lớn. Việc vận động nhân dân (phần lớn là đồng bào dân tộc) chặt hạ cây không hề đơn giản. Việc xử lý sự cố, nhất là mùa mưa bão ở những nơi hiểm trở, chia cắt gặp nhiều khó khăn.

Hiện tại EVNCPC đang chỉ đạo đấy nhanh việc đầu tư xây dựng lưới điện nông thôn trên địa bàn hai huyện Sơn Hà và Sơn Tây bởi các dự án vay vốn ADB và KFW với quy mô xây mới 16 TBA, công suất 460kVA; 19,2 km đường dây trung áp; 9,4 km đường dây hạ áp; cấp điện thêm cho hơn 650 khách hàng.

Miền tây Quảng Ngãi - Nơi nhiều khó khăn, gian khó nhưng EVNCPC và trực tiếp là Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã và đang đầu tư hệ thống lưới điện hoàn thiện và đều khắp, phấn đấu đảm bảo vận hành an toàn và liên tục, đáp ứng tốt nhu cầu về điện phục vụ đời sống và sản xuất của địa phương, góp phần đưa miền Tây Quảng Ngãi thoát nghèo, vươn lên cùng các huyện trong tỉnh Quảng Ngãi và khu vực.
  • Tags: