Vì vậy, doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiểu biết về chuyên môn thương
mại quốc tế, đổi mới chiến lược kinh doanh. Cùng với đó, cần tập trung xuất khẩu những mặt hàng chuyên biệt và có chất lượng,
tạo nguồn hàng lớn với giá cả cạnh tranh và đặc biệt chú ý đến việc đầu tư xây
dựng thương hiệu, cải tiến mẫu mã và có chiến lược kinh doanh dài hạn.
Thống kê từ Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho thấy, Đức hiện là đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, với kim ngạch thương mại hai
chiều tăng trưởng khoảng 15% mỗi năm. Riêng năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Đức đạt 7,692 tỷ USD,
tăng 18,8% so với năm 2012. Đặc biệt, tính đến hết tháng 10/2014, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 6,47 tỷ
USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Đức 4,19 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Đức là: điện thoại các loại và
linh kiện; dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; thủy sản; túi
xách, vi, vali, mũ...
Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), hằng năm, Đức chi khoảng 550 tỷ
USD cho nhập khẩu hàng tiêu dùng. Hàng hóa nhập khẩu vào Đức không chỉ phục vụ
cho thị trường Đức, mà còn tiếp tục được xuất khẩu sang 27 nước thành viên EU và
các nước châu Âu khác.
Chính vì vậy, Đức có thể được hỗ trợ trong việc chuyển giao công nghệ tốt hơn,
nhất là với những hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam như dệt may, giày dép, thủy
sản sẽ có thêm nhiều cơ hội tại EU.
Bên cạnh đó, khi Đức trở thành một trong những đối tác thương mại lớn của Việt
Nam và là một trong những nền kinh tế lớn nhất của EU sẽ bảo đảm sự thuận lợi
cho hàng Việt Nam thâm nhập thị trường Đức cũng như thị trường các nước EU.
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia thương mại, hiện hàng xuất khẩu của Việt Nam
mới chỉ chiếm khoảng 0,2% nhu cầu nhập khẩu của thị trường này, nên cơ hội cho
hàng Việt xuất khẩu sang thị trường Đức còn rất lớn.
Bên cạnh đó, hai nước đã ký kết một loạt hiệp định quan trọng như: Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định
hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, hàng không… tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
việc tăng cường quan kệ kinh tế-thương mại song phương.
Bên cạnh đó, cộng đồng hơn 125.000 người Việt đang sinh sống tại Đức cũng là cơ
hội lớn cho doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh xuất khẩu./.
Doanh nghiệp cần chú trọng đến chất lượng hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Đức
TCCT
Đó là lời khuyên của Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh với các doanh nghiệp xuất khẩu có thể tận dụng tối đa những lợi thế từ FTA.