Theo báo cáo này, một trong những nguyên nhân của việc sụt giảm sản lượng cà phê là do một số trận mưa sớm ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây cà phê tại các vùng sản xuất cà phê chính của Việt Nam như: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông và Gia Lai. Những khu vực này chiếm tới 89% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình hình thời tiết khô hạn trong quý 1/2013, cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sản lượng cà phê trong năm nay, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, thời tiết khô hạn có thể ảnh hưởng đến hơn 34.000 ha cà phê, trong đó tính riêng tỉnh Đắk Lắk là 17.000 ha. Ngoài ra, theo một số dự báo từ Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam đánh giá hạn hán có thể làm giảm tới 20% hoặc thậm chí 30% sản lượng cà phê trong niên vụ 2013/14 (bắt đầu từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014).
Dựa trên mức độ xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ đầu năm đến tháng 5 năm nay, báo cáo đã đưa ra mức dự báo xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2012/2013 là 23,8 triêu bao tương ứng 1,42 triệu tấn cà phê.
Dự kiến diện tích trồng cà phê của Việt Nam trong niên vụ 2012/13 sẽ vượt mức chỉ tiêu của Chính phủ giới hạn là 500.000 ha do mức giá cà phê vẫn nằm ở mức cao cùng với các hỗ trợ tài chính sẽ kích thích nông dân mở rộng diện tích trồng cà phê.
Theo dữ liệu thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng cà phê trong năm 2012 đã đạt mức 616.000 ha, tăng 8% so với mức 571.000 ha trong năm 2011, tuy nhiên, diện tích trồng cà phê trên thực tế có thể vượt quá con số này. Diện tích trồng cà phê tại các tỉnh như Đắc Lắk, Lâm Đồng và Đắk Nông sẽ tiếp tục được mở rộng (chủ yếu dành cho trồng cà phê Robusta), và chiếm tới 58% diện tích trồng cà phê của toàn Việt Nam. Diện tích trồng cà phê Arabica hiện tại ở Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng diện tích trồng cà phê.
Dự kiến sản lượng cà phê Arabica của Việt Nam niên vụ 2012/13 sẽ đạt mức 850.000 bao tương ứng với 5.100 tấn do diện tích trồng loại cà phê này ở các tỉnh phía Bắc đang được mở rộng. Tuy nhiên, sản lượng cà phê Arabica dự kiến trong niên vụ 2013/14 sẽ giảm 10% xuống chỉ còn ở mức 750.000 bao tương ứng với 4.500 tấn do chịu ảnh hưởng của hạn hán.
Biểu đồ 2: Sản lượng Cà phê Việt Nam (2001 – 2014)
Chú thích: F*: Dự kiến
Theo quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng diện tích trồng cà phê sẽ đạt mức 500.000 ha đến năm 2020, sau đó giảm xuống còn 479.000 ha cho đến năm 2030.
Hiện tại, biến đổi khí hậu
đang gây ảnh hưởng đến các vùng trồng cà phê của Việt Nam, các hộ nông dân và
cán bộ trong ngành cà phê cho biết những
trận hạn hán trong 3 tháng đầu năm gần đây không giống như những trận hạn
hán thông thường hàng năm. Trong những mùa vụ gần đây, các hộ trồng cà phê phải
đối mặt với nhiều khó khăn như: mưa trái mùa, hạn hán kéo dài, sản lượng và chất
lượng cà phê sụt giảm. Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam (Vicofa) đã kiến nghị
phải phát triển các giống cà phê mới nhằm có thể chống lại những thay đổi về
môi trường trồng.
Diện tích trồng cà phê của các Tỉnh
(ĐVT: ha)
Tỉnh/Thành phồ
Năm 2012
Dự kiến 2020
Đắk Lắk
200.161
170.000
Lâm Đồng
145.734
135.000
Đắk Nông
116.350
69.000
Gia Lai
77.627
73.000
Đồng Nai
20.000
13.000
Bình Phước
14.938
8.000
Kontum
12.158
12.500
Quảng Trị
5.050
5.000
Sơn La
6.371
5.000
Bà Rịa – Vũng Tàu
7.071
5.000
Điện Biên
3.385
4.500
Các tỉnh/thành khác
5.700
-
Tổng cộng
614.545
500.000
(nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)Hiện tại, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đang cung cấp một số giống cà phê năng suất cao, Chính phủ cũng đang triển khai chương trình nghiên cứu phát triển các giống cà phê năng suất cao mới nhằm đáp ứng mục tiêu trồng mới 30.000 ha cà phê thoái hóa, năng suất thấp mỗi năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện có từ 140.000 đến 160.000 ha cà phê bị thoái hóa, cần được trồng mới trong vòng 5 đến 10 năm tới và diện tích cà phê thoái hóa sẽ tăng lên mức 200.000 ha cho đến năm 2020.
Đặng Quang