Ngành công nghiệp hóa chất của nước ta hình thành từ những năm 1950, gắn bó với quá trình bảo vệ đất nước, xây dựng Tổ quốc, quá trình công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước.
Thời gian qua, ngành công nghiệp hóa chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước. Công nghiệp hóa chất là một ngành nền tảng, đóng vai trò nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng của đất nước.
Cụ thể, công nghiệp hóa chất có 10 phân ngành từ phân bón, hóa chất cơ bản, khí công nghiệp, đến sản xuất cao su, hóa dầu, hóa dược, sản xuất hàng tiêu dùng, điện hóa...
Thứ nhất, ngành phân bón về cơ bản những loại phân bón mà chúng ta có lợi thế về nguyên liệu đầu vào, ví dụ phân bón chứa lân, phân đạm u rê, chúng ta đáp ứng đầy đủ và chỉ phải nhập những loại phân bón như kali, SA. Về năng lực, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước, trong đó Tập đoàn hóa chất Việt Nam sản xuất được 1,06 triệu tấn đạm, 660.000 tấn DAP, hơn 2 triệu tấn NPK các loại, năng lực cung ứng được trên 4 triệu tấn cho ngành sản xuất nông nghiệp.
Thứ hai, về hóa chất cơ bản, chúng ta đã sản xuất được những sản phẩm cơ bản như xút, các loại H2SO4, HCl, H3PO4…., các loại hóa chất khác đáp ứng được nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên, một số nguyên liệu chúng ta vẫn chưa tự chủ, vẫn phải nhập khẩu.
Thứ ba, về công nghiệp chế biến cao su, có năng lực đáp ứng tương đối tốt các nhu cầu trong nước, đặc biệt là chế tạo các loại lốp xe cho xe tải, xe máy, xe đạp, các loại, xe chuyên dụng, tuy nhiên với cao su kĩ thuật thì năng lực cung cấp vẫn còn hạn chế.
Thứ tư, về điện hóa đã cung cấp được những sản phẩm cơ bản cho phần ắc quy khởi động, các loại pin. Thế nhưng những loại ắc quy về công nghiệp công nghệ cao dùng cho xe điện thì vẫn đang trong quá trình tiếp tục để đáp ứng cái nhu cầu của thị trường.
Ngoài ra, các chuyên ngành khác, như hóa dầu, hóa dược cũng đã có những bước phát triển nghiên cứu.
Tóm lại thì tất cả các phân ngành về của công nghiệp hóa chất về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, đối với dư địa để phát triển thì vẫn còn do có những sản phẩm chất lượng cao, những sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, những sản phẩm mới, chúng ta vẫn tiếp tục phải nghiên cứu để đáp ứng cái nhu cầu thị trường cũng như là dành cho xuất khẩu.
Theo Nghị định của Chính phủ, Tập đoàn hóa chất Việt Nam ngoài là một đơn vị chức năng sản xuất các sản phẩm công nghiệp với 6 ngành chính còn được giao nhiệm vụ làm nòng cốt để phát triển ngành công nghiệp hóa chất trong trong nước và hội nhập quốc tế.
Các sản phẩm của Tập đoàn hóa chất là một trong những sản phẩm đặc trưng, có tính cạnh tranh và hội nhập quốc tế sâu sắc, như là phân bón chẳng hạn, thường xuyên là có các bản tin phân bón trên quốc, các sản phẩm cao su và sản phẩm hóa chất cơ bản đều có sự cạnh tranh.
Trong thời gian qua, sự hội nhập của nền kinh tế ngày càng sâu rộng với càng nhiều hiệp định thương mại được ký kết đã tạo ra những cơ hội cho Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cũng như những thách thức chúng tôi phải cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế, những sản phẩm ngoại nhập.
Đứng trước những cái khó khăn, thách thức đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong thời gian qua đã thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thực hiện chiến lược để hội nhập vào các chiến lược về phát triển công nghiệp quốc gia.
Tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tập đoàn cũng triển khai những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới khoa học công nghệ, qua đó nâng cao hiệu quả xuất kinh doanh, tập trung vào 3 nhóm chính.
Thứ nhất, tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất, qua đó là hạ thành sản phẩm mới, nâng cao được sức cạnh tranh từ khâu nguyên liệu đầu vào, định mức, từ khâu quản trị tài chính, làm sao tất cả chi phí đầu vào là tối thiểu.
Thứ hai, trong quy trình sản xuất phải thực hiện tập trung vào khoa học công nghệ, đổi mới khoa học công nghệ và hợp lý hóa quy trình sản xuất, liên tục đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Ví dụ như là trong ngành sản xuất phân bón, không những đưa ra những sản phẩm mới như phân bón lân vi sinh, còn đồng hành với bà con nông dân trong sản xuất. Ví dụ những chương trình như canh tác thông minh để vừa cung cấp sản phẩm nhưng vừa nâng cao hiệu quả đồng hành với bà con nông dân.
Ngoài ra trong công tác về hợp tác quốc tế, tập đoàn cũng luôn luôn tìm cơ hội chuyển giao công nghệ, đưa những công nghệ mới nhất vào sản xuất.
Thứ ba, về quản lý công tác thị trường bán hàng, bên cạnh mở rộng thị trường trong nước, hiện tại có nhiều sản phẩm của tập đoàn đã có chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước, từ phân bón đến hàng sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất cơ bản, sản phẩm cao su... đã mở rộng ra thị trường quốc tế và hiện tại là sản phẩm của tập đoàn đã được xuất khẩu tới trên 40 nước.
Để cả ba giải pháp trên thì Tập đoàn cũng đã triển khai giải pháp về nâng cao năng lực của nguồn nhân lực của tập đoàn.
Trong thời gian tới, tập đoàn cũng có kế hoạch từ nay đến 2025 là đầu tư trên 11.000 tỷ đồng nữa nâng cao năng lực khoa học công nghệ, mở rộng thị trường và nâng cao hơn sản xuất góp phần nâng cao tính tự chủ của các doanh nghiệp trong nước mà Tập đoàn Hóa chất được giao nòng cốt trong ngành công nghiệp.