Đưa đặc sản vùng miền đi xa nhờ thay đổi cách làm truyền thống

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực đã có 30 năm tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp. Tại Diễn đàn Kinh tế “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”, bà đã chia sẻ kinh nghiệm thay đổi cách làm truyền thống, đưa sản phẩm đặc sản vùng miền đi xa.
đặc sản vùng miền
Bà Nguyễn Thị Thành Thực (bìa trái) chia sẻ kinh nghiệm đưa đặc sản vùng miền đi xa tại Diễn đàn Kinh tế “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”

 

Khác biệt là lợi thế

Để đưa đặc sản vùng miền đi xa, doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực tâm sự,  từ năm 2015 bà dành nhiều tâm huyết và thời lượng cho việc thay đổi những cách làm  truyền thống trước đây để có thể cập nhật được xu hướng của thế giới và có những nghiên cứu và về vấn đề tình hình nông nghiệp và nông sản Việt Nam.

Cách đây 7 năm, khi nông nghiệp của chúng ta chưa được đầu tư nhiều như hiện nay, bà đã xác định 3 vùng cần hỗ trợ phát triển nhiều nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Theo bà, để phát triển trong nông nghiệp đặc sản vùng miền của Việt Nam, cơ hội chúng ta cạnh tranh lớn nhất chính là 3 vùng mà chúng ta vốn cho là các vùng khó khăn về giao thông, hạ tầng. Cũng vì những khó khăn như vậy nên còn rất nhiều tiềm năng. Tiềm năng đầu tiên là ưu việt về thiên nhiên, ví dụ như là chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm, những khoáng chất tự nhiên trong các vùng đất đấy; đặc biệt những vùng đất ấy chưa bị ô nhiễm nhiều và bản thân những con người ở những vùng đất ấy còn giữ nhiều kinh nghiệm truyền thống, những kỹ năng khác biệt về thu hái, chế biến món ăn...

Chính những điều ấy tạo nên sự khác biệt. Với kinh nghiệm của mình, doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực nhận thấy giá trị lớn nhất trong chuỗi giá trị chính là giá trị thương hiệu và cái yếu tố cốt lõi để xây dựng nên giá trị thương hiệu chính là tính khác biệt.

Công nghệ quyết định

Thương mại điện tử là xu hướng rất lớn. Để đáp ứng yêu cầu giao dịch thương mại điện tử, khâu quan trọng nhất là hoàn thiện và đóng gói sản phẩm tùy theo điều kiện.

Thứ nhất là điều kiện vận chuyển hàng hóa; thứ hai là điều kiện bán hàng của điểm bán. Nếu như với các nước phát triển thì khâu giao nhận rất thuận tiện; thứ hai là điểm bán một sản phẩm mà cần bảo quản trong điều kiện nhiệt độ nhất định thì cơ sở bảo quản rất tốt sẽ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng.

Bà lấy ví dụ, trái vải thiều bán ở những xe bán ngoài chợ hay trong siêu thị để bày bán có gió, nhiệt độ lạnh thì sẽ bị thâm vải rất nhanh. Tuy nhiên cũng là trái vải thiều như vậy, với phương pháp đóng gói như vậy, công ty của bà đóng hàng xuất khẩu đi Trung Quốc đảm bảo được ba ngày ba đêm trong điều kiện bình thường không bị hư hỏng và không bị mất màu; chi phí hư hao của sản phẩm rất thấp.

đặc sản vùng miền

 

Một ví dụ khác như sản phẩm cam sành ở Hàm Yên, Tuyên Quang từ tận gốc chuyển đến Hà Nội không xa nhưng có thể chênh lệch đến ba bốn lần giá, bởi vì đặc thù của trái cam đấy có hạt tinh dầu rất to và dễ bị dập dầu thì sẽ bị thối rất nhanh. Vậy thì chúng ta phải đóng như thế nào?

Theo bà, thứ nhất là vấn đề truy xuất nguồn gốc. Chúng ta phải ứng dụng công nghệ thông tin. Nếu không ứng dụng công nghệ thông tin, không ai có thể đi đến tận vùng sâu, vùng xa để xác định cái này của nhà ai hay có đúng xuất xứ ở đó hay không.

Thứ hai là công nghệ bảo quản chế biến sản phẩm sẽ khắc phục được rất nhiều, nhưng hạ tầng chúng ta chưa đầu tư được nhiều.

Nhưng hầu hết nhân lực của chúng ta làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản và sản phẩm miền núi, đều là những nhân lực lớn tuổi. Điều cần thay đổi không phải họ không thể hiểu biết về công nghệ thông tin hay chế biến, đóng gói mà cần thay đổi tư duy, nhận thức của nhân lực.

Trong chiến lược của  giai đoạn gần đây, doanh nghiệp của bà sẽ tập trung vào thế hệ trẻ. Hiện tại với Công ty cổ phần công nghệ phần mềm AUTOAGRI của bà đã có những sản phẩm về công nghệ tiện ích vừa phục vụ cho quản lý vừa phục vụ cho truy xuất nguồn gốc, cũng như kết nối thương mại đến các sàn thương mại điện tử. Công ty đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và 100% là sản phẩm của Việt Nam, toàn bộ hạ tầng của Việt Nam và được giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam.

AUTOAGRI đã ứng dụng thí điểm cho khoảng 16 tỉnh; trong đó có khu vực vùng sâu, vùng xa như huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã số hóa tất cả các sản phẩm OCOP. Đối với Tuyên Quang, đã hỗ trợ cho chương trình bò H’mông, giúp cho bà con xóa đói giảm nghèo và đặc biệt số hóa từng con bò.

AUTOAGRI đã vận động thành lập ngân hàng bò cho vay, thường ngày có thể nhìn thấy con bò nào của bà con sinh sản như nào, gặp vấn đề gì, lớn lên như thế nào... Đặc biệt đối với tỉnh Đắk Lắk, công ty đã phối hợp với địa phương tiến hành số hóa 21.000 hộ dân của tỉnh trên nền tảng AUTOAGRI.

Đà Bắc