Theo ông Pietikainen, cần tăng cường giám sát để bảo đảm các sản phẩm vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) là an toàn và theo đúng các quy định của khối.
Nhiều nhà lập pháp cảnh báo rằng luật mới có thể sẽ khiến các công ty phải đối mặt với khối lượng công việc giấy tờ lớn hơn.
Quan điểm này được chính phủ các nước Đức, Anh đồng tình vì cho rằng các quy định mới sẽ đi ngược lại tự do thương mại và bảo vệ nền công nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, một số nhà sản xuất lại ủng hộ điều luật mới, với hy vọng rằng nó sẽ thúc đẩy việc chống lại những sản phẩm rẻ hơn của Trung Quốc hay Ấn Độ. Ngoài ra, các quốc gia Nam Âu như Italy, Tây Ban Nha và Pháp cũng ủng hộ luật trên.
Ông Fabio Aromatici thuộc Hiệp hội công nghiệp giầy dép Italy, cho rằng dán nhãn "Made in" thể hiện quyền được biết về nguồn gốc sản phẩm của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, luật mới sẽ hỗ trợ cho các công ty EU lựa chọn chiến lược sản xuất trong nước và thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất của EU.
Hiện nay, việc gắn nhãn mác xuất xứ của sản phẩm là tự nguyện trong EU. Năm ngoái, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất luật trên nhưng vấp phải sự phản đối của một số nước EU.
Trước đó, năm 2005, một đề xuất tương tự cho nhãn mác "made in" bắt buộc đã bị chính phủ các nước EU ngăn chặn.