Giá heo hơi hôm nay 20/10: Bất ngờ đảo chiều tại nhiều nơi, tăng cao nhất 3.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, thị trường miền Bắc tăng đến 3.000 đồng/kg, thương lái săn hàng nhộn nhịp.

Giá heo hơi tại hôm nay tại khu vực miền Bắc

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc Tạp chí Công Thương
Giá heo hơi hôm nay ngày 20/10/2023 tại khu vực miền Bắc.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc ghi nhận tăng trở lại tại nhiều nơi, dao động trong khoảng 48.000 – 52.000 đồng/kg.

Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, thương lái tại Bắc Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ và Hà Nội đang thu mua heo hơi trong khoảng 49.000 - 50.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại Yên Bái, Tuyên Quang và Hưng Yên cùng tăng 2.000 đồng/kg, hiện giao dịch trong khoảng từ 49.000 - 51.000 đồng/kg.

Mức tăng cao nhất 3.000 đồng/kg được ghi nhận tại Vĩnh Phúc và Thái Bình, lần lượt lên 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình ổn định so với ngày hôm qua.

Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung Tạp chí Công Thương
Giá heo hơi hôm nay ngày 20/10/2023 tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên diễn biến trái chiều, dao động trong khoảng 47.000 - 50.000 đồng/kg.

Cụ thể, sau khi tăng từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Bình Định cùng tăng lên mức 49.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại Nghệ An tăng 2.000 đồng/kg, lên mức 50.000 đồng/kg.

Ở chiều ngược lại, giá heo hơi tại Ninh Thuận và Bình Thuận giảm 2.000 đồng/kg, cùng xuống mức thấp nhất khu vực là 47.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định, giao dịch trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.

Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam Tạp chí Công Thương
Giá heo hơi hôm nay ngày 20/10/2023 tại khu vực miền Nam.

Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam tăng giảm không đồng nhất, dao động trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá heo hơi tại các tỉnh Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng và Tiền Giang tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, hiện đang được giao dịch trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá heo hơi tại Bình Phước và Đồng Nai cùng giảm 2.000 đồng/kg, xuống mức thấp nhất khu vực là 48.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại Bình Dương và Vũng Tàu giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 49.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định so với ngày hôm qua, dao dộng trong khoảng 48.000 - 53.000 đồng/kg.

Theo dõi giá heo hơi được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm mạnh trong tháng 9

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chính về Việt Nam trong tháng 9 đạt 796,5 triệu USD, giảm 16,7% so với tháng 8, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 3,7%. Trong đó, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 420,11 triệu USD, giảm 23,5% so với tháng 8, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu ngô đạt hơn 1,16 triệu tấn, với trị giá 318,12 triệu USD, tăng 8,0% về lượng, giảm 5,1% về trị giá so với tháng 8; nhập khẩu đậu tương đạt hơn 97 nghìn tấn, với trị giá hơn 58 triệu USD, giảm mạnh 41,6% về lượng và 39,7% về trị giá so với tháng 8.

Lũy kê 9 tháng năm 2023, Việt Nam chi gần 6,8 tỷ USD cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu chính, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 3,8 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu ngô đạt hơn 6,51 triệu tấn, với trị giá 2,03 tỷ USD, giảm 2,3% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đậu tương đạt 1,47 triệu tấn, với trị giá gần 935 triệu USD, tăng 5,3% về lượng, nhưng giảm 4,1% về trị giá.

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu các loại, cám các loại, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi của Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi heo và gia cầm.

Để đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, trong khi năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 13 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu, số còn lại từ nguồn nhập khẩu.

Theo Cục Chăn nuôi, cả nước hiện có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn.

Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI, chiếm 51% về công suất thiết kế, còn lại 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước, chiếm gần 49% về công suất.

Tường Vy