Giá heo hơi tại hôm nay tại khu vực miền Bắc
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc giảm nhẹ, dao động trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Bắc Giang điều chỉnh giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 58.000 đồng/kg, ngang bằng với các địa phương Hưng Yên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Tuyên Quang.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại duy trì giá thu mua heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên không có nhiều biến động, dao động trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Cụ thể, chỉ có tỉnh Bình Thuận điều chỉnh giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg, xuống mức 56.000 đồng/kg, ngang bằng với các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa và Bình Định.
Mức giá thấp nhất khu vực và cả nước tiếp tục được ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk, ở mức 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại giao dịch ổn định ở mức 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam
Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Nam cũng giảm 1.000 đồng/kg ở một vài nơi, dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Bình Dương, Bình Phước và Vũng Tàu cùng xuống mức thấp nhất khu vực là 56.000 đồng/kg, ngang bằng với tỉnh Long An, Trà Vinh và Bến Tre.
Giá heo hơi tại các địa phương còn lại ổn định, dao động trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg.
Theo dõi giá heo hơi được cập nhật hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Giá thức ăn chăn nuôi giảm lần thứ 4 chỉ trong 1 tháng
Giá thức ăn chăn nuôi trong nước ghi nhận giảm lần thứ 4 trong năm 2023. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp trong ngành khi phải trải qua 3 năm liên tiếp gồng gánh chi phí nhập khẩu nguyên liệu tăng vọt. Tuy nhiên, một số rủi ro về nguồn cung vẫn đặt ra những thách thức cho chiến lược mua hàng giai đoạn cuối năm.
Cụ thể, từ đầu tháng 8/2023, nhiều doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi như C.P, De Heus, E.H Long An, Tongwei Hòa Bình, Nam Việt, Tâm Việt… có thông báo giảm giá bán thức ăn chăn nuôi. Mức giảm từ 100 - 400 đồng/kg, tùy doanh nghiệp.
Trong chăn nuôi, chi phí thức ăn chiếm 65% giá thành sản phẩm. Do đó, khi giá thành không đổi, giá thức ăn tăng cao thì lợi nhuận sụt giảm và ngược lại. Có thời điểm, giá thức ăn tăng quá cao, nhiều trang trại càng nuôi càng lỗ, buộc phải giảm đàn. Nay giá thức ăn giảm, mặc dù chưa như kỳ vọng nhưng cũng giúp những người chăn nuôi tiết kiệm được phần lớn chi phí đầu vào, có lãi hơn. Khi chăn nuôi có lãi thì sẽ tích cực vào đàn, tái đàn.
Không chỉ người chăn nuôi phấn khởi mà các đại lý phân phối, các hộ kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi cũng vui khi giá cám giảm, người dân vào đàn nhiều hơn, mạnh dạn tái đàn nên lượng hàng bán ra cũng tăng hơn trước.
Trên thị trường thế giới, Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) cho biết, giá nguyên liệu đã bước vào xu hướng giảm mạnh từ đầu năm nay, dẫn đầu là ngô với mức giảm hơn 30%. Trong tổng nhu cầu các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta, nhóm nguyên liệu cung cấp năng lượng như ngô, lúa mì, khô đậu tương… chiếm tỷ trọng gần 70% và hầu hết đều đến từ nguồn cung nhập khẩu.
Hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào hơn 60% nguồn cung nhập khẩu nên biến động giá ngô thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên chi phí của toàn ngành chăn nuôi nước ta.
Với lượng tiêu thụ thịt dự báo sẽ tăng đều qua các năm, việc giá nguyên liệu dần hạ nhiệt đã tạo lại một bức tranh mới cho triển vọng ngành chăn nuôi, trong đó có ngành chăn nuôi lợn nước ta. Tuy nhiên, với những biến cố về chi phí đầu vào sau 3 năm qua, mục tiêu lớn nhất của các doanh nghiệp hiện tại vẫn là quản lý rủi ro chi phí trước rồi mới đến lợi nhuận. Chính vì vậy, bài toán mua hàng và nhập khẩu càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với ngành chăn nuôi.