Sự tồn tại và phân chia thành gia đình, vợ chồng không chỉ là nhu cầu tự nhiên để duy trì nòi giống, mà còn là nhu cầu xã hội. Còn các cặp đồng tính (nữ-nữ, nam-nam) là các biến dị của quan hệ giao tiếp tình dục không có khả năng sinh sản. Những ca phẫu thuật chuyển giới tính, thụ tinh trong ống nghiệm, sinh sản vô tính, dụng cụ tình dục nhân tạo là những sáng tạo của con người phục vụ cho những nhu cầu mới phát sinh.
Nữ giới là sinh linh yếu ớt hơn nam giới do được cấu tạo để thực hiện thiên chức mang thai và sinh sản.
Vì vậy, cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ, Bác Hồ đã chỉ ra rằng, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc mà chưa giải phóng phụ nữ, thì sự nghiệp đó mới làm được một nửa chính là từ nguyên nhân sâu xa đó.
Vấn đề giải phóng phụ nữ phải dựa vào chính sách của Nhà nước, dựa vào nhận thức, tình cảm, hành động của từng con người, từng xã hội để đưa họ ra khỏi sự bất công, sự bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội mà lâu nay vẫn tồn tại. Việc này đòi hỏi nam giới trong gia đình, xã hội, trong bộ máy quản lý của Nhà nước phải cao thượng hơn, nhân ái hơn, có lòng bao dung vị tha, còn nữ giới thì dũng cảm vượt ra khỏi sự tự ti.
Khi thực hiện giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới, không được quên rằng, phụ nữ vẫn là phụ nữ. Đừng bắt họ vác một bao gạo cũng nặng 100 kg như nam giới mà cho đó là bình đẳng. Đừng bắt lao động nữ cũng phải sau 30 năm lao động có đóng bảo hiểm như nam giới mới được hưởng chế độ mức hưu trí như nam giới.
Còn nhận thức của nam giới đã được giáo dục đầy đủ chưa? Các “anh” ngồi uống cà phê, uống bia, thấy phụ nữ quyét rác ban đêm, có mấy ai xúc động, hay còn ném rác ra đường và lý luận để các chị công ty môi trường đô thị có việc mà làm”. Các anh có bao giờ suy nghĩ về một thiết bị cơ giới hóa, tự động hóa để giúp cho các chị đỡ vất vả? Thậm chí, có anh chồng không chịu lao động, kiếm ăn không đủ nuôi cho gia đình, vô tâm đến mức không biết vợ phải cặm cụi làm thêm để có thêm tiền cho cuộc sống gia đình và cho con ăn học. Nhiều chị khóc cạn nước mắt. Còn bao nhiêu phụ nữ ở Etyopia, Nam Phi khổ đau trong bóc lột, hạn hán thiên tai? Còn bao lâu nữa thì hết phụ nữ vùng sâu vùng xa, đeo gùi chở củi, chở gạo leo núi, địu con vượt đèo và các em bé trong những ngôi nhà tranh, vách liếp hở hoác suốt mùa đông? Muốn đánh giá sự phát triển của một xã hội, chỉ cần nhìn phụ nữ và trẻ em ở vùng xa thành thị của xã hội đó, chứ không phải chỉ ngắm các cô gái chân dài, váy ngắn tại các vũ trường.
Còn các mẹ, các chị em gái có biết bao hy sinh cho gia đình, cho xã hội, các anh có biết không ? Khi ngồi đọc báo, nghe đài, xem tivi thấy vợ ngồi xổm nhặt rau, đã bao giờ các anh tìm ghế cho vợ ngồi, đỡ đần vợ nấu bữa cơm cho gia đình sau một ngày mệt mỏi, một ngày mà cả hai đều vừa đi làm về hay chưa?
Sức khoẻ nữ giới yếu hơn nam giới do tác động của những mặt trái của xã hội, nên phải chịu tải lớn hơn nam giới trong cuộc sống về vật chất và tinh thần. Song, cũng chính vì sống và làm việc trong môi trường đó, mà nữ CBCNV ngày càng cứng cỏi và mạnh mẽ hơn. Thậm chí, đôi khi, sự cứng cỏi này khiến nam giới phải “gờm”.
Chúng ta đang nhắc đến những tính cách riêng của giới nữ những tính cách mà có khi, dù yêu họ đến mấy cũng rất khó chịu. Chẳng thế mà để đặt tên cho các cơn bão, cả giai đoạn dài, người ta dùng tên phụ nữ. Các nhà khí tượng giải thích rằng: khi đến nó ướt át, khi đi nó để lại sự tàn phá nhà cửa, tài sản và đôi khi cả tính mạng của mình nữa. Có người còn bảo, cụm từ “tiếng mẹ đẻ” là do ở nhà chỉ có mẹ nói suốt ngày. ở một số nước châu Âu, luật pháp quy định cho con lấy họ của Mẹ vì không có khả năng biết bố thật của đứa trẻ là ai. Người ta còn ví, người vợ như máy điều hòa trong nhà, song chỉ chạy rất tốt thời gian đầu, sau đó trục trặc dần và cuối cùng chạy ngược hẳn, không sửa chữa được.
Cùng với đó, phụ nữ cũng có những tật xấu như: ít chú ý đến chồng con, chỉ chăm lo bản thân mình, đay nghiến chồng do không kiếm đủ tiền... Thêm vào đó, phụ nữ cũng có hành vi gây tác động tiêu cực cho xã hội như: làm tiền, tống tiền, mỹ nhân kế, thực dụng, bỏ chồng bỏ con đi theo kẻ giàu có... Thậm chí, đâu đó cũng xuất hiện những “nữ quái”, nhẹ thì gây rối trật tự xã hội, nặng thì bị ra tòa vì các tội danh hãi hùng: Tham ô, buôn lậu, giết người...
Cứ cho những điều nêu trên như một giả định lo xa hoặc hoang tưởng. Còn trên trái đất này, khi toàn thế giới đặt ra vấn đề giải phóng phụ nữ thì đã thấy rõ, dù thế nào, giới nữ vẫn luôn ở thế yếu, khó khăn, vất vả chịu nhiều thiệt thòi như thế nào so với nam giới./.