Giới thiệu về ngành tơ lụa Ấn Độ

Nghề trồng dâu nuôi tằm ra đời sớm nhất từ Trung Quốc và đã có lịch sử từ khoảng 2.640 năm trước công nguyên. Tơ lụa trước đây chỉ được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, nó thể hiện sự thuần ph

 Tơ tằm dâu chiếm 95% sản lượng tơ trên thế giới. Mặc dù có nhiều loài tằm nhả tơ, chỉ có loại tơ sợi được sản xuất bởi loài Bombyx mori (tiếng Latin: “sâu tằm của cây dâu tằm)- là ấu trùng của các loài sâu bướm tơ tằm dâu và một vài loài khác trong cùng một chi, được sử dụng trong ngành công nghiệp tơ lụa thương mại nhờ tính chất dễ chăm sóc và chất lượng sợi của chúng. Đây là loài sâu tằm được thuần hóa từ loài hoang dã, nó hoàn toàn phụ thuộc vào con người và không có mặt trong tự nhiên hoang dã.

Ấn Độ hiện là nước sản xuất tơ nguyên liệu lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Niên vụ sản xuất tơ tại Ấn Độ được tính từ tháng 4 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Để phát triển, duy trì và bảo tồn nghề trồng dâu nuôi tằm và tăng cường xuất khẩu mặt hàng tơ lụa, Ấn Độ đã cho xây dựng nhiều Viện nghiên cứu Kỹ thuật nuôi trồng tằm (đặc biệt nghiên cứu loại tằm cho giá trị cao như tơ vanya), có trụ sở chính tại Bangalore.

Ngành sản xuất tơ lụa tại Ấn Độ nuôi sống 7,25 triệu gia đình tại các vùng nông thôn và khu vực lân cận nội thành.

1. Sản xuất

Sản lượng tơ trung bình hàng năm tại Ấn Độ đạt khoảng 20.000 MT, chiếm 18% tổng lượng tơ trên thế giới. Tại Ấn Độ, ngành sản xuất tơ lụa là một trong những ngành quan trọng trong ngành dệt may, đóng góp 5% GDP của cả nước.

Có 5 loại tơ sản xuất tại Ấn Độ: tơ tằm dâu, tơ tằm nhiệt đới, tơ tằm sồi và tơ tằm vàng (gọi là eri và muga, sản xuất tại vùng Assam, Ấn Độ, là loại sợi đắt nhất trên thế giới, có màu vàng óng).

Khu vực sản xuất chủ yếu tơ tằm dâu là Bang Tamilnadu và Bang Karnataka. Khu vực sản xuất tơ vanya là Assam và Jharkhand.

Khu vực chính sản xuất tơ lụa tại Ấn Độ

Đơn vị: MT

Khu vực

Tơ dâu tằm nguyên liệu

Tơ Vanya

2009-10

2010-11

2009-2010

2010-11

Tơ tằm nhiệt đới

Tơ tằm sồi

Eri

Tơ tằm nhiệt đới

Tơ tằm sồi

Eri

Karnataka

7.360

7336

-

-

-

-

-

-

Andhra Pradesh

5119

5161

-

-

8

-

-

5

Tamil Nadu

1233

1182

-

-

-

-

-

-

Tây Bengal

1865

1885

-

-

-

-

-

-

Jammu & Kashmir

110

120

-

0,5

-

-

0,1

-

Chhattisgarh

9,7

6

161

-

-

168

-

-

Jharkhand

3

2

404

-

766

-

-

Manipur

101,5

97

3,5

-

-

2

-

Assam

16

18

-

-

1.410

-

-

1.714

Meghalaya

5,2

9

-

-

450

-

-

480

Nguồn: Bộ Dệt May (Cục Sợi Quốc gia), Ấn Độ

So với một số nước cùng khu vực sản xuất tơ như Nhật, Hàn Quốc, Nga…thì Ấn Độ có lợi thế hơn trong nghề trồng dâu nuôi tằm nhờ vào điều kiện khí hậu nhiệt đới ở miền Nam nên vụ mùa thường kéo dài quanh năm, 4-6 vụ/năm.

Năm 2010-11, tổng sản lượng tơ nguyên liệu của Ấn Độ đạt 20.410 MT, tăng 3,7% so với lượng 19.690 MT của năm 2009-10, trong đó sản lượng tơ tằm năm 2010-11 đạt 16.360 MT, tăng 0,2% so với năm 2009-10 và sản lượng tơ vanya đạt 4.050 MT, tăng 20,2%.. Theo như ước tính của Bộ Dệt may Ấn Độ, sản lượng tơ tằm tính từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012 đạt 13.080 MT và tơ vanya đạt 2.170 MT

Diện tích gieo trồng dâu năm 2010-11 đạt 170.000 héc-ta, giảm 25% so với năm 2009-10.

Sản lượng tơ nguyên liệu Ấn Độ

TT

Sản phẩm

Đơn vị

2009-10

2010-11

Từ T4 đến T12/2012

I

Diện tích trồng dâu

Ha

184.000

170.000

II

Tơ tằm

MT

16.322

16.360

13.080

III

Tơ vanya

MT

3.368

4.050

2.170

1

Tasar

MT

803

1.166

-

2

Eri

MT

2.460

2.760

-

3

Muga

MT

105

124

-

IV

Tổng

MT

19.690

20.410

15.250

Nguồn: Bộ Dệt May (Cục Sợi Quốc Gia), Ấn Độ

2. Xuất khẩu và nhập khẩu

a) Xuất khẩu

Thị phần xuất khẩu tơ của Ấn Độ chiếm 4% - 5% tổng khối lượng thương mại tơ toàn cầu. 85% hàng hoá làm bằng tơ được tiêu dùng trong nước, còn lại 15% dành cho xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu

một số mặt hàng làm từ sợi tơ Ấn Độ

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng

Từ tháng 4 đến tháng 9

2011-12

2012-13

Sợi tơ tự nhiên

2,14

1,66

Vải tơ lụa, tơ nhân tạo

104,71

81,58

Hàng may sẵn làm bằng tơ lụa

138,33

126,72

Thảm lụa

1,41

2,35

Tơ lụa phế liệu (vụn)

3,81

4,59

Tổng

251,4

216,9

Nguồn: Cục Thống kê Thương mại nước ngoài, Ấn Độ

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê thương mại nước ngoài, Ấn Độ, tổng kim ngạch các mặt hàng làm từ tơ lụa xuất khẩu của Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm tài chính 2012-13 đạt 216,9 triệu USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu làm từ tơ chủ yếu gồm sợi tơ tự nhiên, vải lụa, tơ nhân tạo, hàng may sẵn làm từ tơ, thảm lụa….

Về cơ cấu mặt hàng làm từ tơ lụa, trong 6 tháng đầu năm tài chính 2012-13, nhóm hàng may sẵn được sản xuất từ tơ lụa chiếm tỷ trọng lớn nhất (58,4%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng làm từ tơ lụa, tiếp đến là nhóm hàng vải lụa và tơ nhân tạo (37,5%), tơ lụa phế liệu, thảm lụa…

Các thị trường xuất khẩu chính

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu chính với tỷ trọng 17% về trị giá xuất khẩu. Tiếp theo là UAE với 12,8%, Anh 10%, Pháp (4,5%), Đức (4,5%), Ý (4,2%), Ả rập xê út (3,9%), Tanzania (3,3%)…

Đơn vị: triệu USD

TT xuất khẩu

Từ tháng 4 đến tháng 9

Thị phần

2011-12

2012-13

2011

2012

Mỹ

50,1

36,9

19,9

17

UAE

27,19

27,83

10,8

12,8

Anh

26,83

21,74

10,7

10

Pháp

13,05

9,72

5,2

4,5

Đức

14,98

9,71

6

4,5

Ý

13,33

9,09

5,3

4,2

Ả-rập xê út

12,2

8,47

4,9

3,9

Tanzania

2,58

7,14

1

3,3

Afghanistan

4,75

6,53

1,9

3

Tây Ban Nha

7,75

6,33

3,1

2,9

Các nước khác

78,64

73,47

31,3

33,9

Tổng

251,4

216,93

100

100

Nguồn: Cục Thống kê Thương mại nước ngoài, Ấn Độ

b) Nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu tơ lụa của Ấn Độ có xu hướng giảm dần trong năm 2012-13 do khối lượng sản xuất trong nước dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm tài chính 2012-13, sản lượng tơ ước đạt 15.250 MT.

Các mặt hàng nhập khẩu được làm từ tơ lụa chủ yếu gồm tơ nguyên liệu, tơ tự nhiên, vải lụa và lụa nhân tạo…

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng làm từ tơ lụa Ấn Độ

Đơn vị: triệu USD

Mặt hàng

Từ tháng 4 đến tháng 9

2011-12

2012-13

Tơ nguyên liệu

116,85

116,68

Tơ tằm tự nhiên

1,1

0,83

Vải lụa và lụa nhân tạo

53,79

40,7

Tổng

171,74

158,21

Nguồn: Cục Thống kê Thương mại nước ngoài, Ấn Độ

Các thị trường nhập khẩu chính

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính của Ấn Độ với tỷ trọng lớn nhất 95% về trị giá USD, tiếp theo là Hàn Quốc với 1,02%, Nhật Bản 0,5% Tuy nhiên, xét về khối lượng, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm 4,5% trong 6 tháng đầu năm 2012-13.

TT nhập khẩu

2011-12 (Từ tháng 4 đến tháng 9)

2012-13 (Từ tháng 4 đến tháng 9)

Số lượng (tấn)

Kim ngạch (triệu USD)

Số lượng

(tấn)

Kim ngạch

( triệu USD)

Trung Quốc

2.575

105,85

2.458

110,91

Hàn Quốc

28

1,4

31

1,2

Nhật Bản

11

0,45

14

0,64

Thái Lan

15

0,73

12

0,55

In-đô-nê-xi-a

0

0

8

0,36

Các nước khác

272

8,42

65

3,02

Tổng

2.901

116,85

2.588

116,68

Nguồn: Cục Thống kê Thương mại nước ngoài, Ấn Độ