Trong chiến thắng lịch sử giữ nước thời đại Hồ Chí Minh có một phần rất nhỏ bé của Giám đốc Công ty TNHHNN một thành viên Chế tạo máy điện Việt Nam - Hungari Hà Đình Minh.
Nhiều người biết đến Hà Đình Minh có giọng nói đặc thù của xứ Thanh, với vóc người thấp và luôn có nụ cười thân thiện cộng với dáng phong độ cởi mở và chắc chắn của một giám đốc có năng lực, được tôi luyện trong chiến trường.. Trong thời gian khoảng 6 năm làm Giám đốc Công ty, anh đã đưa doanh thu của Công ty từ 33 tỷ đồng (năm 1998) lên 130 tỷ đồng vào năm 2004, thu nhập của CBCNV bình quân tăng hơn 3 lần và Công ty từ chỗ làm ăn bình thường đã trở thành công ty mạnh.
Nhưng ít ai biết rằng, cách thành phố Thanh Hóa 35 km, là xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, nơi đây là đất nông nghiệp nên ngày trước nghèo lắm, bù lại, đây lại là nơi có truyền thống cách mạng nên được Nhà nước tuyên dương xã Anh hùng. Những ngày đầu xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, Xuân Thành là HTX đầu tiên của cả nước được Bác Hồ gửi thư khen. Hà Đình Minh sinh ra và lớn lên ở Xuân Thành, mảnh đất tuy có nhiều khó khăn, nhưng cũng chính nơi đây đã nuôi anh bằng truyền thống quê hương, để sau này vượt khó vươn lên. Được biết, Minh được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, lại đông con (7 anh chị em). Khi Minh được 9 tuổi, hàng ngày đã phải đi kiếm củi về bán. Đến năm 11 tuổi, cậu bé Minh đã quen thuộc với sông Âm, sông Chu vì phải đi làm trên bè gỗ, bè luồng để phụ giúp kinh tế gia đình. Nhưng trời phú cho Minh tính ham học lại thông minh, học giỏi. Hồi học phổ thông, Minh đạt giải 3 môn toán của tỉnh thanh Hóa. Sau này, Minh luôn là học sinh giỏi cho tới ngày 14/4/1971, đang học sắp xong lớp 10 (ngày 19/5 thi tốt nghiệp phổ thông), Minh đã tình nguyện nhập ngũ, lên đường chiến đấu. Sau những năm làm lính Sư 304 đóng tại Quảng Bình, năm 1974, Minh được Quân đội cho đi an dưỡng và sau đó về Trường Văn hóa Quân khu để ôn thi đại học. Tuy thời gian ôn thi ngắn (khoảng 3 tháng), nhưng với tố chất thông minh nên năm đó, Minh là người có số điểm cao nhất của khối Quân đội dự thi đại học.
Là “Thủ khóa” vào đại học của toàn quân, nhưng Minh yên tâm sách ba lô lên Trường Đại học Cơ Điện Bắc Thái. Tốt nghiệp năm 1979, Minh về nhận công tác tại Nhà máy Động cơ điện Việt Nam – Hungari Bộ Cơ khí và Luyện kim, nay là Bộ Công nghiệp. Về Nhà máy, anh được phân công về Phòng Cơ điện. Với bản chất chịụ khó, thông minh nên năm 1992, Minh được đề bạt Trưởng phòng Cơ điện kiêm Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí thuộc Nhà máy. Hai năm sau, năm1994, Minh được đề bạt làm trợ lý Giám đốc, để rồi gần 4 năm sau là Giám đốc Công ty, nay là Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari.
Khi nhận chức Giám đốc, Công ty đã khai thác hết công suất thiết kế là 15.000 động cơ/năm, nhưng đến nay, dưới sự điều hành năng động, sáng tạo của Giám đốc Minh công suất đã được mở rộng và nâng lên gấp hơn 3 lần so với năm 1998...Theo Giám đốc Minh thì, muốn mở rộng sản xuất, đưa Công ty phát triển thì có 2 việc làm chính: Một phải đổi mới nguồn nhân lực, thứ hai là mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến thị trường miền Trung và miền Nam có nhiều tiềm năng. Do đầu tư vào nguồn nhân lực, nên 5 năm qua, nguồn nhân lực về số lượng không tăng, nhưng chất lượng lại tăng và đã đưa tổng sản lượng tăng hơn 3 lần. Năm 2000, 2001, Công ty đã mở được chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng. Là Giám đốc được đào tạo chính quy, có tư chất thông minh, nên Giám đốc Minh đã biết nhìn xa và khẳng định, sản phẩm của Công ty không thể cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bằng những máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, mà phải đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến. Từ suy nghĩ đến hành động cụ thể, Giám đốc Minh đã vây ngân hàng 20 tỷ đồng để đầu tư nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, trong đó, tự động hóa toàn bộ khâu gia công cơ khí (từ đúc, tiện, phay...), động cơ công suất đến 22 kW được gia công hoàn toàn trên thết bị tự động và chuyên dùng (trước đây chế tạo trên thiết bị vạn năng). Chính vì vậy, sản phẩm của Công ty không những chỉ tăng về chất lượng, mà còn tăng cả về số lượng.
Bên cạnh việc lo cho SXKD của Công ty, Giám đốc Minh còn là chủ nhiệm nhiều đề tài KHCN cấp Nhà nước và cấp Bộ. Có thể nêu một số điển hình như đề tài Động cơ phanh từ, động cơ phòng nổ (cấp Bộ), Chương trình Tự động hóa về Để tài thiết kế chế tạo động cơ điện (cấp Nhà nước)...
Giám đốc Minh tự tin khẳng định, đến năm 2008-2009, Công ty sẽ là nơi sản xuất động cơ có trình độ tự động hóa cao ở Việt Nam.
Thật là điều sai lầm nếu nói về sự thành đạt của Giám đốc Minh, chỉ nói về những gì đóng góp cho xã hội, không nói về những hy sinh cho con cái, mà sự hy sinh này cũng có thể coi là sự đầu tư thông minh nhất. Có lần, trò chuyện với Giám đốc Minh, có người đã nói: “Mình thành đạt, không bằng con mình thành đạt”. Chính Giám đốc Minh đã thừa nhận nói như vậy rất hợp quy luật, vì con hơn cha nhà có phúc. Nếu cha là đỉnh cao của thành đạt thì gia đình chỉ có đi xuống, nếu con hơn cha thì gia đình đó đang trong chiều hướng đi lên. Với Giám đốc Minh thì điều gây ấn tượng nhất không phải việc đưa công ty phát triển mạnh hay sự chí công vô tư trong ký kết các hợp đồng đầu tư, mua sắm trang thiết bị, mà ở chỗ anh là một người cha hết lòng thương yêu, có trách nhiệm với gia đình, nhất là đối với tương lai của các con. Giám đốc Minh coi việc đầu tư tiền của, công sức cho các con là niềm hạnh phúc, là lẽ sống của mình và sự hy sinh đó đã được trả công xứng đáng khi các con của mình đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc.
Có lần vui chuyện, Giám đốc Minh tâm sự, đến bây giờ minh vẫn tối tối học với con, và giải thích thêm: “Nhiều năm rồi, tối nào cũng vậy, sau khi đi làm về, ăn xong, nghỉ ngơi một lúc rồi cùng ngồi học với các con, lúc thì có điều kiện thì giảng thêm cho các con hiểu bài, không thì ngồi cạnh đấy. Ngồi học cùng, đi ngủ sau các con thực chất để động viên là chính và qua đấy, các con thấy trách nhiệm của mình phải làm gì?”. Anh còn nói thêm, mãi đến năm 1992, gia đình anh mới có điều kiện mua được chiếc Honda Cub 50. Nhà vẫn xem tivi đen trắng, nhưng có tiền là mua ngay máy vi tính để con có phương tiện học tập. Chính vì đầu tư như thế, cho nên, cả 2 con gái của anh đều học rất giỏi. Con gái đầu sinh năm 1981, là học sinh chuyên Hóa của Trường Đai học KH &TN Hà Nội đã từng đọat giải Nhì môn Hóa toàn quốc. Sau đó học lớp cử nhân tài năng của Trường ĐH KH&TN đến năm thứ 2 thì được Nhà nước tuyển chọn đi đào tạo ở Pháp. Học xong được giữ lại Pháp để làm để tài và đã bảo vệ xong Thạc sĩ và tiếp tục thi đỗ làm luôn đề tài về Lý Hóa phân tử để bảo vệ học vị Tiến sĩ. Được biết, con gái đầu của Giám đốc Minh sẽ là Tiến sĩ nữ trẻ nhất trong lĩnh vực Lý Hóa. Còn con gái thứ 2 học là học sinh chuyên Lý và cũng không thua kém chị, hiện đang học lớp 11, vừa qua thi tiếng Pháp đã đạt giải Nhất khối không chuyên của Hà Nội.
Nhiều người hiện rất tâm đắc câu nói “Đáng lẽ ra phải xem con để đề bạt bố, thì lại làm ngược lại nhìn bố cất nhắc con”, làm như vậy trái quy luật mà các cụ đã dậy là: “Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”.
Những người quen biết Giám đốc Minh thường cho anh là người thành đạt nhất, tuy chức chưa phải là to, nhưng hạnh phúc ở chỗ con cái đã mang lại niềm tự hào và hy vọng của gia đình.
Hà Đình Minh: Từ học sinh nghèo đến người lính và trở thành Giám đốc
TCCT
Những ngày tháng 4, cả nước tưng bừng kỷ niệm 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thắng lợi vĩ đại đó, có công lao không nhỏ của những người con ưu tú gác bút nghiên cầm s