Thành phố thông minh
Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động nhằm thống nhất chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt, triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết.
Tạo sự chuyển biết rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, các ngành và nhân dân thành phố Hải Phòng về tầm quan trọng của việc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng với tốc độ nhanh, bền vững.
Hải Phòng phải trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; một động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước.
Đến năm 2030 trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại thông minh, bền vững khu vực Đông Nam Á; tầm nhìn đến năm 2045, trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.
10 giải pháp trọng tâm
Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND thành phố Hải Phòng cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:
1- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực Nghị quyết;
2- Hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách;
3- Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm;
4- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn;
5- Xây dựng, phát triển đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
6- Xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành trọng điểm phát triển khoa học - công nghệ biển của cả nước;
7- Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 theo Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
8- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng bảo đảm sự phát triển bền vững;
9- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quyền quốc gia; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
10- Tập trung chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy vai trò làm chủ nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
Tạo bước đột phá
Để phát triển mạnh các thành phần kinh tế nhằm tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung thực hiện sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Sông song đó, đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tập thể, tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển hiệu quả trong mọi lĩnh vực; chú trọng phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân thực sự thành một động lực quan trọng.
Tạo đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đặc biệt trong ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế như chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, du lịch, thương mại, dịch vụ Logistics, ngân hàng...
Đồng thời, hình thành các trung tâm nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ biển, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học lớn của vùng Bắc Bộ.
Và hình thành các trung tâm nghiên cứu phát triển bền vững kinh tế biển, khai thác hiệu quả tài nguyên biển, ứng dụng công nghệ mới để phát triển các ngành kinh tế biển là lợi thế của thành phố Hải Phòng, gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển đảo; xây dựng, hình thành các khu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao phù hợp với thành phố Hải Phòng.