Nhiên liệu - Kim loại
-
Giá quặng sắt đột ngột lao dốc gần 10%, dự báo sẽ tiếp tục giảm còn 150 USD/tấn
Sau nhiều ngày liên tục tăng và thiết lập đỉnh giá lịch sử, giá quặng sắt đã bất ngờ sụt giảm tới 9,5% trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 13/5). Nhiều chuyên gia phân tích dự báo giá quặng sắt sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm nay về còn khoảng 150 USD/tấn.
-
Giá quặng sắt liên tục phá kỷ lục, Trung Quốc can thiệp “hạ nhiệt” thị trường
Trước việc giá quặng sắt và giá thép liên tục tăng cao kỷ lục, các sàn giao dịch hàng hoá tại Trung Quốc đã có động thái can thiệp nhằm hạ nhiệt thị trường. Trong tuần trước, Chính phủ Trung Quốc cũng đã siết chặt việc xuất khẩu thép và tìm cách tăng cường nguồn cung nguyên liệu sản xuất thép.
-
Giá đồng tiếp tục vượt ngưỡng 10.000 USD/tấn, gần chạm mức cao nhất lịch sử
Giá đồng trong ngày 7/5 đã có lúc vượt ngưỡng 10.000 USD/tấn, tiệm cận mức cao nhất trong lịch sử. Giới phân tích nhận định đà tăng của giá đồng chủ yếu do triển vọng nhu cầu sử dụng ở mức tốt và nguồn cung đồng có thể bị thiếu hụt mạnh. Giá đồng được dự báo có thể đạt đến 13.000 USD/tấn trong thời gian tới.
-
Lịch sử cho thấy thế giới hậu Covid-19 sẽ thay đổi như thế nào?
Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại cũng như dự báo cả tương lai. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tạo ra cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với loài người. Dựa trên những dữ liệu lịch sử, các nhà kinh tế học đã chỉ ra một số thay đổi có thể xảy ra đối với nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19.
-
Indonesia nâng giá tham chiếu đối với than xuất khẩu
Bộ Tài nguyên Khoáng sản và Năng lượng Indonesia vừa công bố mức giá tham khảo đối với than nhiệt lượng cao Harga Batubara Acuan hay HBA ở mức 89,74 USD/tấn trong tháng 5/2021, tăng 3,5% so với tháng 4/2021.
-
Khủng hoảng container rỗng có thể kéo dài đến cuối năm nay, giá container mới tăng vọt
Lượng container đóng mới được chuyển giao trong năm nay được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thiếu hụt nghiêm trọng container rỗng trên toàn cầu được nhận định khó có thể giảm xuống trước cuối năm nay.
-
Thiếu hụt chip trên toàn cầu gây khó khăn lớn đối với các hãng sản xuất ô tô
Sự thiếu hụt chip điện tử trên toàn cầu đang trở thành một vấn đề na giải đối với hầu hết mọi ngành công nghiệp trên thế giới.
-
Giá dầu thô tăng nhẹ, thị trường bị giằng co giữa nhiều thông tin trái chiều
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá dầu thô tiếp tục tăng nhẹ lên mức 65,61 USD/thùng. Thị trường hiện bị giằng co giữa các luồng thông trái chiều về nhu cầu sử dụng dầu thô và thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn. Tính chung cả tuần này, giá dầu thô đã giảm khoảng 2%.
-
Giá vàng tiếp tục giữ đà tăng trưởng
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh lên sát mốc 56 triệu đồng/lượng; giá vàng thế giới cũng đang tăng mạnh lên mức 1.793 USD/ounce khi đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ giảm. Sức mua vàng tại Ấn Độ và Trung Quốc tăng cũng góp phần đẩy giá vàng lên.
-
Giá dầu thô giảm phiên thứ 3 liên tiếp, thị trường lo ngại tình hình dịch Covid-19 tại nhiều nền kinh tế lớn
Trong phiên giao dịch sáng nay 22/4, giá dầu thô tiếp tục giảm phiên giao dịch thứ 3 liên tiếp, xuống còn 64,57 USD/thùng khi thị trường ngày càng lo ngại về triển vọng nhu cầu sử dụng dầu thô khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại nhiều nền kinh tế lớn như Ấn Độ, Nhật Bản và Đức.
-
Đài Loan (Trung Quốc) kết luận biên độ bán phá giá sơ bộ với gạch ốp lát Việt Nam
Tin vui đối với các doanh nghiệp là Đài Loan (Trung Quốc) sẽ không áp thuế chống bán phá giá tạm thời cho đến khi có kết luận cuối cùng của vụ việc.
-
Giá dầu thô giảm hơn 2%, Pháp tái phong toả toàn quốc lần thứ 3
Giá dầu thô quốc tế chịu áp lực giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 31/3 sau khi Pháp quyết định phong toả toàn quốc lần thứ 3 khi số ca nhiễm mới Covid-19 tăng cao. Liên minh OPEC+ cũng điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu sử dụng dầu thô toàn cầu trong năm nay.