Dự thảo nêu rõ, nội dung quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử quy định tại Thông tư này bao gồm: đăng ký sử dụng, lập hóa đơn, xử lý sai sót, tra cứu, chuyển dữ liệu hóa đơn, xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau: Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam; hoạt động vận tải quốc tế; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi: Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam; xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này (gọi là hoá đơn điện tử đặc thù).
Theo dự thảo, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại và các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hoá đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hoá đơn điện tử, lưu trữ dữ