Mức giá này chỉ cao hơn không đáng kể so với mức giá 100,61 US cents/lb trong tháng 12/2018 – mức giá trung bình tháng thấp nhất toàn niên vụ 2018/2019. Mức giá tháng 2/2019 giảm tới 27,5% so với mức giá trung bình 10 năm (138,84 US cents/lb).
Trong tuần đầu tiên của tháng 2/2019, chỉ số giá tổng hợp cà phê ICO vẫn duy trì được đà tăng giá trong tháng 1/2019, chạm mức 103,32 US cents/lb. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo của tháng 2/2019, chỉ số giá tổng hợp đã giảm xuống và chỉ còn đạt 97,44 US cents/lb vào ngày 26/2/2019. Giá cà phê chịu áp lực giảm trong bối cảnh lượng xuất khẩu cà phê trong 4 tháng đầu của niên vụ 2018/2019 tăng đáng kể so với cùng kỳ niên vụ trước cùng với các dự báo sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2019/2020 sẽ ở mức tốt.
Giá của các loại cà phê được ICO theo dõi đã có những diễn biến khác nhau trong tháng 2/2019. Cụ thể, giá cà phê Brazilian Naturals đã giảm 2,8% xuống mức 100,06 US cents/lb; giá cà phê Colombian Milds cũng giảm 1% xuống mức 127,93 US cents/lb. Trong khi đó, giá của các loai cà phê Milds khác được giữ không đổi tại mức 128,45 US cents/lb. Trong các giao dịch của tháng 2/2019, giá của các loại cà phê Milds khác thường đạt mức cao hơn so với giá của loại cà phê Colombian Milds. Điều này là do nguồn cung loại cà phê Colombian Milds từ Colombia dồi dào hơn hơn.
Theo dữ liệu của ICO, giá cà phê Robusta trong tháng 2/2019 đã tăng 0,5% so với tháng 1/2019 lên mức 78,65 US cents/lb, đánh dấu tháng tăng giá thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, giá cà phê Arabica lại giảm xuống.
Trong tháng 1/2019, tổng lượng cà phê được xuất khẩu trên thế giới đạt 11,06 triệu bao (tương đương 184.314 tấn), tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lượng xuất khẩu của các loại cà phê Brazillian Naturals, Colombia Milds và Robusta đã lần lược tăng 12,8% lên mức 3,51 triệu bao; tăng 14,5% lên mức 1,31 triệu bao và tăng 3.,2% lên mức 4,43 triệu bao. Ngược lại, lượng xuất khẩu của các loại cà phê Milds khác đã giảm mạnh 18,9% xuống mức 1,81 triệu bao.
Trong 4 tháng đầu năm niên vụ 2018/2019 (từ tháng 10/2018 – tháng 1/2019), tổng lượng xuất khẩu cà phê đạt 41,96 triệu bao, tăng 6,6% so với cùng kỳ niên vụ 2017/2018. Ngoại trừ các loại cà phê Milds khác, lượng xuất khẩu của các loại cà phê trong 4 tháng đầu năm niên vụ 2018/2019 đều đã tăng so với niên vụ trước. Trong đó, lượng xuất khẩu của cà phê Brazilian Naturals đã tăng 19%, đạt 15,21 triệu bao; lượng xuất khẩu của cà phê Colombia Milds tăng 7,3% lên mức 5,28 triệu bao. Lượng cà phê Robusta xuất khẩu cũng tăng 4,1% lên mức 14,7 triệu bao; ngược lại, lượng xuất khẩu của các loại cà phê Milds khác giảm 10,1% xuống 6,77 triệu bao.
Theo báo cáo của ICO, trong 4 tháng đầu niên vụ 2018/2019, tổng lượng xuất khẩu cà phê của khu vực Châu Á và Châu Đại Dương đã giảm 0,9% xuống còn 4,17 triệu bao trong tháng 1/2019 và giảm 2,8% xuống còn 13,21 triệu bao. ICO ước tính mức xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm niên vụ 2018/2019 đã tăng 6,1% lên mức 9,5 triệu bao. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Bên cạnh đó, lượng xuất khẩu cà phê của Indonesia và Ấn Độ trong cùng kỳ đã giảm lần lượt là 27,6% xuống mức 1,7% triệu bao và giảm 19% xuống còn 1,54 triệu bao.
Lượng cà phê xuất khẩu của Brazil trong 4 tháng đầu năm niên vụ 2018/2019 đã tăng mạnh 26,8% lên mức 14.73 triệu bao. Tuy nhiên, ICO nhận định tốc độ xuất khẩu của Brazil đang giảm xuống do thu hoạch cà phê của niên vụ 2018/2019 tại nước này đã gần kết thúc. Tính riêng tháng 1/2019, lượng cà phê xuất khẩu của Brazil chỉ đạt 3,29 triệu bao, giảm đáng kể so với mức trung bình tháng 3,81 triệu bao trong giai đoạn từ tháng 10 – tháng 12/2018. Tổng sản lượng cà phê của khu vực Nam Mỹ trong niên vụ 2018/2019 được ICO ước đạt 79,94 triệu bao, tăng 4,3% so với niên vụ trước và chiếm 47,7% tổng sản lượng cà phê toàn cầu. Sản lượng cà phê của Brazil trong niên vụ 2018/2019 được ICO dự báo đạt mức cao kỷ lục 60,1 triệu bao, khiến tình trạng dư cưng trên thị trường trở nên trầm trọng hơn.