Cụ thể, sản phẩm vải dệt từ bông (cotton fabric) bị điều tra tự vệ được phân loại theo mã HS 5208.21.00, 5208.22.00, 5208.31.90, 5208.33.00, 5208.41.90, 5208.42.10, 5208.42.90, 5208.43.00, 5208.52.10, 5208.59.20, 5208.59.90, 5209.11.10, 5209.11.90, 5209.19.00, 5209.21.00, 5209.31.00, 5209.49.00, 5209.51.10, 5210.21.00, 5210.32.00, 5210.41.10, 5210.49.00, 5210.51.10, 5210.59.10, 5210.59.90, 5211.31.00, 5211.32.00, 5211.39.00, 5211.59.10, 5211.59.90, 5212.15.90, 5212.21.00 và 5212.23.00.
Sản phẩm sợi làm từ bông (cotton yarn) bị điều tra tự vệ được phân loại theo mã HS 5204.11.10, 5204.19.00, 5204.20.00, 5205.11.00, 5205.12.00, 5205.21.00, 5205.22.00, 5205.24.00, 5205.26.00, 5205.32.00, 5205.41.00, 5205.42.00, 5205.43.00, 5205.47.00, 5205.48.00, 5206.11.00, 5206.12.00, 5206.14.00, 5206.21.00, 5206.23.00, 5206.24.00, 5206.25.00, 5206.31.00, 5206.32.00, 5206.33.00, 5206.42.00 và 5206.45.00.
Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được ban hành trên cơ sở yêu cầu chính thức từ Hiệp hội Dệt may Indonesia (API) - đại diện cho ngành công nghiệp nội địa nước này vào ngày 18/9/2023, cho rằng vải dệt từ bông và sợi làm từ bông nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.
API chỉ ra, đối với vải dệt từ bông, lượng nhập khẩu đã "tăng đột biến" với xu hướng 38,21% trong giai đoạn 2020-2022, từ 21.976 tấn năm 2021 lên 41.978 tấn năm 2022. Trong đó, năm 2022, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu vải dệt từ bông vào Indonesia lớn nhất, chiếm 80,08% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm này của Indonesia, theo sau là Hongkong (Trung Quốc) chiếm 4,91%; Việt Nam 4,35% (theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Trung ương Indonesia - BPS).
Đối với sợi làm từ bông, lượng nhập khẩu vào Indonesia giữ xu hướng tăng 29,79% trong giai đoạn 2019-2022, từ 14.843 tấn năm 2019 lên 29.908 tấn năm 2022. Trong đó, năm 2022, Việt Nam chiếm tỷ trọng 45,65%; theo sau là Trung Quốc 27,8%; Ấn Độ 8,2%; Thổ Nhĩ Kỳ 7,36%; Pakistan 3,89%; Thái Lan 3,53%.
Liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết, các bên có quyền và lợi ích liên quan có thể đăng ký làm bên liên quan bằng cách nộp đề nghị bằng văn bản đến KPPI trong vòng 51 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra (27/10), tức là trước ngày 11/11/2023. Các bản lập luận/yêu cầu phải được gửi bằng văn bản và bản điện tử, và phải ghi rõ tên, địa chỉ, địa chỉ email, số điện thoại và số fax của bên liên quan.
Hiện sợi hỗn hợp và sợi nhân tạo (yarn of synthetic and artificial staple fibre) của Việt Nam cũng đang bị áp thuế tự vệ tại thị trường Indonesia, sau khi nước này rà soát biện pháp tự vệ và quyết định tiếp tục áp thuế từ ngày 22/5/2023 đến ngày 21/5/2026.
Mức thuế tự vệ đối với sợi hỗn hợp và sợi nhân tạo là 766 Rp/Kg trong giai đoạn 22/5/2023 - 21/5/2024; giảm về 553 Rp/Kg trong giai đoạn 22/5/2024 - 21/5/2025; và về mức 340 Rp/Kg trong giai đoạn 22/5/2025 - 21/5/2026.