Kết quả khảo nghiệm một số dòng thuốc lá vàng sấy có triển vọng được chọn tạo trong nước

Với mục đích ngày càng đa dạng nguồn giống phục vụ cho nhiều vùng sản xuất, trong thời gian qua, Viện Kinh tế kỹ thuật Thuốc lá đã tạo chọn 2 giống thuốc lá thuần C7-1, C9-1 được đưa vào sản xuất thử

Kết quả đã chọn được 3 dòng 25,81,102 có triển vọng và được khảo nghiệm tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn trong vụ Xuân năm 2004 - 2005 để chọn lọc 1-2 giống thích hợp cho năng suất và chất lượng tốt.

I. Mục tiêu khảo nghiệm

Thông qua khảo nghiệm 3 dòng 25, 81, 102 có triển vọng nhằm chọn được 1-2 dòng có tiềm năng năng suất >20 tạ/ha, có tính chất hút tốt, có khả năng kháng được bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn... thích ứng với điều kiện sinh thái của các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.

II. Kết quả Khảo nghiệm và thảo luận

1. Đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các dòng

Một trong những mục tiêu chọn tạo giống của đề tài là chọn đưược dòng có khả năng kháng đưược bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn (HRVK). Kết quả đánh giá mức độ nhiễm bệnh của 3 dòng đưược trình bày ở Bảng 1 cho thấy: Trong vụ Xuân 2004 - 2005 tại Hoà An- Cao Bằng, Bắc Sơn - Lạng Sơn, các dòng đều không bị nhiễm bệnh héo rũ vi khuẩn và bệnh đen thân. Tại Cao Bằng, trong hai năm khảo nghiệm, các dòng 25, 81, 102 có tỉ lệ nhiễm bệnh virus đều <3%. Tại Lạng Sơn, các dòng bị nhiễm TMV trong vụ Xuân 2004 cao hơn, trong đó dòng 81 bị nhiễm với tỷ lệ 8,2%, nhưng trong năm 2005, tỷ lệ mắc bệnh TMV là 3,6%, trong khi dòng 25, 102 không bị nhiễm. Đối với bệnh đốm thời tiết, dòng 81 là dòng ít bị mẫn cảm ở cả hai nơi và trong hai năm khảo nghiệm.

2. Một số chỉ tiêu kinh tế của các dòng khảo nghiệm

Một trong những chỉ tiêu quan trọng của công tác chọn tạo giống là chỉ tiêu năng suất nhằm đáp ứng yêu cầu mong đợi, không chỉ của người chọn tạo giống mà cả yêu cầu ngoài sản xuất. Đối với giống thuốc lá, số lá thu hoạch trên cây là yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất của giống. Kết quả, tại Hoà An Cao Bằng, các dòng đều đạt >20 tạ/ha và cao hơn giống đối chứng C176 từ  12,0-20,8 % (dòng 102,81), dòng 25 năng suất tương đương giống đối chứng. Tại Hà Quảng, năng suất của các dòng 81, 102 chỉ tương đương giống K326. Kết quả khảo nghiệm tại Lạng Sơn, các dòng cho năng suất cao hơn giống K326 từ 5,9-6,9 % và năng suất chỉ xấp xỉ 20tạ/ha. Năm 2005, chúng tôi lại tiếp tục khảo nghiệm các dòng trên ở các mức phân bón khác nhau, kết quả thu nhận được cho thấy, dòng 81 tại Cao Bằng có ưu thế về năng suất ở cả hai mức phân và đạt 26,35 tạ/ha, sau đó là dòng 25. Ngược lại, tại Lạng Sơn, dòng 25 lại có ưu thế về năng suất và đều đạt

  • Tags: