Khuyến công Bình Thuận đạt hiệu quả nhờ phối hợp tốt với các đơn vị chức năng

Trung tâm Khuyến công Bình Thuận được thành lập theo Quyết định số 3462/QĐ-CTUBBT ngày 26/7/2004 của UBND tỉnh Bình Thuận, có chức năng giúp Sở Công nghiệp tham mưu cho Ban Điều hành chương trình khuy

Từ ngày thành lập đến nay, Trung tâm đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, bố trí cán bộ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ công tác khuyến công. Đặc biệt, do phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng ở cả trong và ngoài Tỉnh, Trung tâm đã làm tốt công tác khuyến công, như mở các lớp đào tạo, hỗ trợ xúc tiến thương mại, cũng như lồng ghép các chương trình phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn.

Năm 2006, Trung tâm đã phối hợp với các địa phương và doanh nghiệp, chẳng hạn như với Sở Lao động - Thương binh xã hội, các trung tâm dạy nghề thuộc Sở để đào tạo nghề dài hạn (hơn 1 năm) và tự tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tổng số đã tổ chức đào tạo được 24 lớp nghề cho 792 học viên (trong đó có 256 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số). Các nghề được đào tạo gồm: Dệt thổ cẩm (3 lớp, 40 học viên), gốm gọ Chăm (2 lớp, 40 học viên), điêu khắc gỗ mỹ nghệ (1 lớp, 40 học viên), đan lát lục bình, bẹ chuối (11 lớp, 525 học viên), đan lá buông – lá cọ (2 lớp, 82 học viên), làm đũa bằng sống lá (1 lớp, 40 học viên), đúc tượng đá mỹ nghệ (5 học viên)… và tổ chức lớp quản lý doanh nghiệp cho 30 học viên.

Thực hiện quyết định phân bổ nguồn kinh phí khuyến công địa phương, Trung tâm đã tiến hành xem xét và hỗ trợ các doanh nghiệp trong Tỉnh một phần kinh phí thực hiện các đề án, như đề án “Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm”, đề án “Bổ sung, đổi mới công nghệ sản xuất hải sản ăn liền”. Bên cạnh đó, Trung tâm còn phối hợp với Viện Cơ điện và Công nghệ sau thu hoạch tổ chức 7 buổi tập huấn về kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm từ quả điều,  sử dụng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ cho 2 doanh nghiệp xây dựng thành công 2 mô hình trình diễn kỹ thuật phục vụ trực tiếp nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó đã nhân rộng 2 mô hình này ra các huyện, thị trong Tỉnh.

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Xúc tiến thương mại của Tỉnh, năm 2006, Trung tâm đã hỗ trợ 9 doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm và 17 người đi tham quan, khảo sát, học hỏi kinh nghiệm ở trong nước và nước ngoài.

Trong năm qua, Trung tâm đã cùng Sở Công nghiệp ký kết các chương trình phối hợp với Hội Nông dân Bình Thuận, Đoàn TNCS HCM Bình Thuận thực hiện một số hoạt động, như: Giúp các hộ nông dân sử dụng triệt để các loại nguyên liệu, sản phẩm kém chất lượng, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa có thêm thu nhập; tham gia Hội chợ triển lãm Thương mại Nông nghiệp – Nông thôn tại Tp. HCM; tổ chức và đưa một đoàn gồm 15 người tham quan HCTL hàng công nghiệp nông thôn các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên diễn ra tại Quảng Nam; tổ chức lớp quản lý doanh nghiệp tại huyện Tánh Linh cho 30 thanh niên có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, góp phần phát triển ngành CN-TTCN của Tỉnh.

Trung tâm còn cung cấp thông tin về cơ chế chính sách và các văn bản pháp luật có liên quan đến phát triển CN-TTCN, các thông tin về sản phẩm công nghiệp trong và ngoài tỉnh cho Tỉnh đoàn, Hội Nông dân và các cơ sở công nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó, Trung tâm đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để làm tốt hơn công tác tuyên truyền hoạt động khuyến công. Năm 2006, Báo Bình Thuận đã tuyên truyền 12 chương trình, Đài Truyền hình và Phát thanh Bình Thuận đã phát sóng 12 chương trình khuyến công và xuất bản được 02 số bản tin khuyến công Bình Thuận.

Như vậy, năm 2006, mặc dù nguồn kinh phí còn hạn hẹp (UBND tỉnh cấp 01 tỷ đồng và Bộ Công nghiệp hỗ trợ 210 triệu đồng), nhưng nhìn chung, Trung tâm Khuyến công Bình Thuận đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự phối hợp của các phòng chức năng như Kinh tế, Công thương tại các huyện trong việc triển khai các đề án ở các địa phương đã thực hiện tốt hơn năm trước. Công tác đào tạo nghề đã khắc phục được sự dàn trải, mà bước đầu tập trung vào đào tạo các nghề gắn liền với việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề thủ công của bà con dân tộc; gắn đào tạo với việc sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đã giải quyết được việc làm và tạo nguồn thu nhập ổn định, cho lao động địa phương lúc nông nhàn, đồng thời giúp các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cho CN-TTCN, phát triển sản xuất kinh doanh…

Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ chuyên môn hiện còn thiếu, lại chưa có nhiều kinh nghiệm, nên hoạt động khuyến công còn hạn chế, khó khăn trong việc theo dõi, thực hiện các chương trình, đề án. Bên cạnh đó, nguồn vốn khuyến công còn ít, nên chưa đáp ứng  yêu cầu hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất TTCN ở địa phương.

Để công tác khuyến công ở Bình Thuận đạt kết quả tốt hơn, Trung tâm khuyến công, Sở Công nghiệp Bình Thuận kiến nghị Nhà nước, tỉnh Bình Thuận cần tăng kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương cho các chương trình khuyến công trên địa bàn, tạo điều kiện để cán bộ ở các địa phương được đi nghiên cứu, học tập mô hình hoạt động khuyến công ở trong nước và nước ngoài.
  • Tags: