Khuyến công Lai Châu: Không chùn bước trước khó khăn

Sau khi chia tách, Lai Châu trở thành một tỉnh khó khăn nhất trong số 64 tỉnh thành cả nước. Song, được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành, kinh tế Lai Châu đã dần vượt qua khó khăn. Giá trị S

 

Trung tâm ra đời với nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh, Sở Công nghiệp tổ chức thực hiện công tác khuyến công, thực hiện mục tiêu phát triển CN-TTCN trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Hiện nay, Trung tâm có 8 cán bộ công nhân viên, quản lý theo chế độ trực tuyến, không phân theo các phòng, ban chuyên môn. Từ khi thành lập, Trung tâm đã hoàn tất thủ tục pháp lý, tiến hành mua sắm máy móc, trang thiết bị văn phòng phẩm bao gồm 2 bộ máy tính, 1 máy phô tô, 1 máy in để phục vụ cho công tác khuyến công. Đầu tháng 8/2006, Trung tâm đã khởi công xây dựng trụ sở làm việc với diện tích 36m2, tổng số vốn là 70 triệu đồng và đến cuối tháng 9/2006, trụ sở đã được khánh thành. Cơ sở vật chất tuy còn nghèo nàn, số lượng cán bộ còn ít, nhưng bước đầu, Trung tâm đã gặp thuận lợi. Mặc dù là tỉnh vùng sâu vùng xa, song cán bộ của Trung tâm đều được đào tạo cơ bản, ngoài 2 phó giám đốc, thì 3 trong số 6 cán bộ chuyên môn có trình độ đại học.

Trung tâm đi vào hoạt động chưa đầy một năm nhưng đã tích cựctuyên truyền chính sách khuyến công trên địa bàn Tỉnh, thu thập thông tin, số liệu về tình hình sản xuất của ngành CN-TTCN trên địa bàn. Đối với nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, Trung tâm đã xây dựng 4 đề án, trong đó có 2 đề án đào tạo nghề là dệt may thổ cẩm và song mây tre đan. Trung tâm đã kết hợp với Phòng Kinh tế huyện Than Uyên và Mường Tè chiêu sinh, lớp học đã khai giảng vào tháng 9/2006. Đối với  đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến thức ăn chăn nuôi và mô hình xây dựng lò gạch liên hoàn kiểu đứng, chủ đầu tư xin huỷ bỏ do gặp phải khó khăn và những yếu tố bất lợi đem lại. Từ ngày 28/4/2006 đến ngày 3/5/2006, Trung tâm đã phối hợp với Sở Công nghiệp và một số đơn vị trên địa bàn Tỉnh tham gia hội chợ triển lãm hàng Công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc lần thứ I tổ chức tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và đã đạt được 2/27 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2006. Hai sản phẩm: Bộ váy áo của người H’Mông và miến dong đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người xem triển lãm. Đối với quỹ khuyến công địa phương, hiện nay, Trung tâm đang tiến hành các thủ tục thành lập quỹ khuyến công địa phương trình UBNT Tỉnh. Trung tâm đã xây dựng kế hoạch Khuyến công năm 2007 trình Bộ Công nghiệp.

Những hoạt động của Trung tâm đã đem lại hiệu quả tích cực cho người nông dân, tăng thêm thu nhập cho xã viên và người kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nâng cao tay nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt may thổ cẩm dân tộc, nâng cao chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người dân và khách du lịch, mở rộng năng lực sản xuất cho các HTX, nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng truyền thống. Nhờ các đề án khuyến công, bà con dân tộc thiểu số và lao động nông nhàn trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có thêm công ăn việc làm, góp phần hạn chế tệ tạn xã hội, ổn định an ninh chính trị, khai thác có hiệu quả vùng nguyên liệu sẵn có trên địa bàn, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn , góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Lai Châu theo hướng phát triển công nghiệp nhỏ và vừa, phù hợp với điều kiện kinh tế, địa hình của tỉnh miền núi.

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Lai Châu dù mới được thành lập, đội ngũ cán bộ nhân viên còn rất trẻ có trình độ và lòng nhiệt tình yêu nghề, nhưng chưa có kinh nghiệm trong công tác, vì thế, năng lực hoạt động cũng bị hạn chế phần nào. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Lai Châu đề xuất một số kiến nghị là: Đề nghị Sở Công nghiệp giao kế hoạch khuyến công theo đầu mục đề án của Tỉnh, nếu giao theo đơn vị thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn do đơn vị thực hiện có thể thay đổi kế hoạch kinh doanh, dẫn đến việc huỷ bỏ thực hiện đề án được giao; cụ thể hoá hơn nữa cơ chế chính sách khuyến công, nhất là trong việc chuyển giao công nghệ, do đặc thù ở Việt Nam, phần lớn các công nghệ mới đều không xác định được quyền sở hữu cũng như giá chuyển giao công nghệ. Hiện nay, ngân sách địa phương rất hạn hẹp, nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến công rất hạn chế, vì vậy, Bộ Công nghiệp, Cục Công nghiệp địa phương cần tăng thêm nguồn kinh phí để hỗ trợ kinh phí khuyến công cho tỉnh Lai Châu.

  • Tags: