Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: 3 kịch bản tăng trưởng

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Tuy nhiên, thiên tai và ô nhiễm môi tr

3 kịch bản tăng trưởng

Dựa trên các giả thiết về kinh tế thế giới và kinh tế trong nước, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF) vừa công bố 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020:

- Kịch bản thấp, tăng trưởng kinh tế trung bình có thể đạt mức 6,2%.

- Kịch bản cơ sở, tăng trưởng kinh tế trung bình có thể đạt khoảng 6,55%.

- Kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế trung bình có thể đạt khoảng 6,86%.

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 - 2020

 

Các chỉ tiêu vĩ mô

2016

2017

2016 - 2020

Ước thực hiện

Kịch bản cơ sở

Kịch bản cao

Kịch bản thấp

Kịch bản cơ sở

Kịch bản cao

Tăng trưởng kinh tế (%)

Tổng số

6,39

6,44

6,72

6,20

6,55

6,86

Nông, lâm, thủy sản

1,21

2,31

3,13

2,23

2,46

2,75

Công nghiệp-xây dựng

8,11

8,11

8,25

7,68

8,17

8,41

Dịch vụ

6,96

6,71

7,02

6,71

6,83

7,05

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

6,50

6,00

5,88

5,57

5,91

6,82


Phân tích chung bối cảnh trong nước giai đoạn 2016 - 2020, nhóm chuyên gia của NCIF cho rằng, kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng với kỳ vọng đột phá của tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, cải cách về thể chế và môi trường kinh doanh, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Cùng với những tác động tích cực do các hiệp định thương mại đem lại, lực đẩy từ các doanh nghiệp FDI và nhu cầu bên ngoài, tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo hồi phục mạnh và cao hơn so với giai đoạn trước. Theo đó, kịch bản tăng trưởng cơ sở được dự báo là kịch bản chủ đạo với nhiều khả năng xảy ra nhất.

Với kịch bản tăng trưởng cơ sở, dự báo tốc độ tăng xuất khẩu đạt 10%, trong khi tốc độ tăng nhập khẩu đạt 12,5%, cán cân thương mại vẫn chủ yếu là nhập siêu. Dự báo tốc độ tăng tiêu dùng cuối cùng đạt 6,74%, trong đó tiêu dùng tư nhân tăng tương ứng 6,7%, cơ cấu tiêu dùng tư nhân chiếm tỷ trọng chủ đạo với 91,92%, tiêu dùng Chính phủ chỉ chiếm 7,7%.

Nền kinh tế vào chu kỳ phục hồi mới

Trong giai đoạn 2016 - 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ thoát khỏi giai đoạn suy giảm và bắt đầu vào chu kỳ phục hồi mới. Theo đó, khu vực công nghiệp - xây dựng sẽ có tăng trưởng mạnh mẽ, là động lực chính cho sự phục hồi và dẫn dắt tăng trưởng toàn nền kinh tế. Khu vực dịch vụ có nhiều triển vọng và nhiều tác động tích cực đến việc mở rộng các hoạt động sẽ tăng trưởng tốt hơn với sự phát triển của ngành du lịch và dịch vụ tài chính, ngân hàng. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng khả quan, đặc biệt là vốn khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu tăng trưởng với tốc độ tương đương hoặc tăng nhẹ so với giai đoạn trước. Nhập khẩu dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn đ?nh và nhiều khả năng nền kinh tế trở lại vị thế nhập siêu. Hơn nữa, tiêu dùng dân cư tăng trưởng tích cực cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu. Lạm phát tiếp tục duy trì ở mức thấp, khoảng một con số.

Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp có thể chậm do tác động của biến đổi khí hậu cũng như phụ thuộc nhiều vào hiệu quả tái cấu trúc và thay đổi mô hình sản xuất gắn với công nghệ hiện đại để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trong dài hạn, khu vực này vẫn còn đối mặt với những thách thức do hạn chế về năng suất và khả năng cạnh tranh, chưa phát huy được lợi thế so sánh và đối diện với những yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, hàng rào kỹ thuật của thị trường.

Ngăn chặn thấp nhất tác động của môi trường

Các chuyên gia phân tích, với đặc điểm của mình, Việt Nam cần hết sức phòng tránh các rủi ro về vấn đề môi trường. Mặc dù Việt Nam không phải quốc gia gây tác động nghiêm trọng tới quá trình nóng lên toàn cầu nhưng lại nằm trong nhóm 25 quốc gia thu nhập thấp, trung bình dẫn đầu về phát thải khí nhà kính hằng năm. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.

Cùng với quá trình phát triển, nhiều kết quả nghiên cứu đều cho thấy, nền kinh tế cũng đứng trước những thách thức và áp lực không nhỏ do tác động của yếu tố thời tiết cực đoan và rủi ro ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng đã, đang và sẽ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng quyết đ?nh tới phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất đai tại các đô thị, khu dân cư lớn, các làng nghề đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng tác động tới tất cả các vùng, miền làm giảm sản xuất, mất đất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống của dân cư, kéo theo ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như nguồn thu của ngân sách. Theo đó, nếu không có những biện pháp mạnh mẽ, GDP trong giai đoạn 2016 - 2020 có khả năng kéo giảm 0,6% GDP mỗi năm. Với mức này, mỗi năm Việt Nam sẽ phải bỏ ra 35.000 đến 40.000 tỷ đồng để giải quyết hậu quả do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra.

Kết quả mô phỏng tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đến một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 (% giảm so với kịch bản cơ sở)

Chỉ tiêu

2016

2017

2018

2019

2020

GDP

0,61

0,59

0,58

0,580

0,570

Tăng trưởng tiêu dùng tư nhân

0,02

0,11

0,12

0,130

0,140

Tăng trưởng tổng đầu tư

1,68

1,12

1,13

1,130

1,120

Tăng trưởng việc làm

0,08

0,07

0,08

0,082

0,085

Kết quả tính toán từ mô hình kinh tế lượng cấu trúc VANMIEUv2.2

Thực tế đó đòi hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu và ngăn chặn đến mức thấp nhất tác động ô nhiễm môi trường cho phát triển bền vững trong dài hạn thông qua tái cơ cấu lại các ngành kinh tế nhằm hạn chế bớt những ngành phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo, giá trị gia tăng, hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, nhiên liệu sinh học, năng lượng mới, năng lượng tái tạo cũng như cấp phép hạn mức phát thải các chất ô nhiễm không khí cho các doanh nghiệp. 

Minh Anh