Lốp radian và thành công mang ý nghĩa lớn của Casumina tại Việt Nam

Lốp là một thành phần không thể thiếu trong một chiếc xe, là bộ phận duy nhất của xe tiếp xúc với mặt đường có nhiệm vụ mang toàn bộ tải trọng của xe, truyền các lực lái, thắng, quẹo cua, hấp thụ các

 

Tùy theo lĩnh vực sử dụng, lốp xe có thể là lốp đặc, bán đặc hoặc bơm hơi, trong đó lốp bơm hơi là loại được sử dụng phổ biến nhất trong ngành vận tải hiện nay. Lốp bơm hơi được chia thành hai loại: mành chéo (bias) và radian. Thân lốp mành chéo được cấu tạo từ các lớp sợi mành có hướng chéo nhau, tạo góc khoảng 50o với đường hướng tâm của lốp. Trong khi đó, thân lốp radian bao gồm một hay hai lớp sợi mành song song nhau, chạy theo hướng hướng tâm (hay góc 90o so với hướng chu vi của lốp). Sự khác biệt này tạo ra những ưu việt cho lốp radian trong quá trình sử dụng.

Tầng hoãn xung của lốp radian gồm hai hoặc bốn lớp sợi bọc cao su, thường là sợi thép (còn gọi là bố thép), nằm gần như song  song với hướng chu vi của lốp, có tác dụng bảo đảm góc 90o cho sợi mành thân lốp, tạo thành mạng lưới  đặc trưng cho lốp radian. Nhờ cấu trúc này, mặt lốp không bị biến dạng trong quá trình vận hành, độ cứng vững theo hướng ngang và hướng thẳng đứng có thể được điều chỉnh độc lập với nhau. Do đó, lốp ít bị mòn, bám đường và đáp ứng tốt hơn khi lái. Ngoài ra, ở lốp radian, săm và lốp đã được tổ hợp thành một sản phẩm, vì vậy người lái xe không phải dừng lại ngay để thay khi săm bị thủng.

Mặc dù lốp radian đã được hãng Michelin (Pháp) phát minh ra từ năm 1949, nhưng mãi đến khoảng năm 1955, khi hệ thống đường cao tốc bắt đầu hình thành ở các nước phát triển, người ta mới bắt đầu chú ý đến việc sử dụng loại lốp này. Từ đó đến nay, tốc độ radian hóa xảy ra ngày càng nhanh. Riêng tại Việt Nam, cho đến thời điểm năm 2002, 100% lốp radian sử dụng trên thị trường vẫn là lốp nhập từ nước ngoài, trong khi đó, lượng ô tô được sử dụng đang tăng đáng kể. Theo thống kê của Bộ Công nghiệp, số lượng ô tô được đăng ký lưu hành tại Việt nam ngày càng tăng. Rõ ràng với sự phát triển này, nhu cầu sử dụng lốp radian cũng sẽ tăng theo. Vì vậy, việc nghiên cứu một qui trình công nghệ để sản xuất được lốp radian trong nước là một nhu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

            Trở ngại lớn nhất để đầu tư một dây chuyền sản xuất lốp radian tại Việt Nam là vốn đầu tư khá cao, ước đến hàng chục triệu USD, sản lượng lốp thường rất lớn trong khi nhu cầu của thị trường nội địa chỉ ở mức giới hạn. Do đó, việc chọn lựa một qui mô đầu tư hợp lý, nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí đầu tư là một giải pháp hợp lý, để biến việc sản xuất lốp radian trong nước thành khả thi. Xác định được mục tiêu này, lãnh đạo Công ty Công nghiệp Cao su miền Nam (Casumina) với sự hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần của Bộ KH&CN và Tổng Công ty Hóa chất Việt nam đã có sự chuẩn bị cho việc triển khai công trình từ nhiều năm trước.

            Để sản xuất thành công lốp radian tại Casumina, Công ty đã tiến hành các bước nghiên cứu như: Nghiên cứu kết cấu lốp, đơn pha chế, các loại xe ứng với qui cách thiết kế, lựa chọn qui trình công nghệ và xây dựng qui trình thử nghiệm. Theo đó, tốc độ tối đa của lốp xe được chọn là 150km/h phù hợp với hạ tầng giao thông tại Việt Nam. Các tiêu chuẩn về kích thước, tải trọng lốp được chọn theo tiêu chuẩn JATMA và JIS D4230 của Nhật. Sau một thời gian nghiên cứu, tham khảo qui trình công nghệ tại nhiều công ty trên thế giới, lãnh đạo Casumina đã quyết định chọn công nghệ sử dụng máy steelastic ép xuất bố thép với mođun 300.000 lốp/máy/năm. Ngoài ra, Công ty còn đưa thêm một số tiêu chuẩn ngoại quan, tiêu chuẩn lý trình ở tốc độ cao, tải trọng cao để đánh giá chất lượng lốp xe phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Kết quả chạy thử nghiệm cho thấy, tuổi thọ trung bình của một chiếc lốp đạt khoảng 60.000 km.

            Bên cạnh những sáng tạo về kỹ thuật, công trình cũng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế  như: giảm được chi phí đầu tư xuống khoảng 10 lần,  tiết kiệm khoảng 3 - 4% doanh thu so với khi mua know-how, tiết kiệm được khoảng 7 triệu USD chi phí nhập khẩu/năm, Giá thành lốp ô tô radian sản xuất trong nước thấp hơn giá lốp nhập ngoại 20 - 30%, tăng lượng cao su thiên nhiên được sử dụng trong nước thay vì xuất khẩu thô.

Thành công này đã đưa công nghệ sản xuất lốp của Việt Nam lên ngang tầm các nước trong khu vực. Sản phẩm lốp radian đã được nghiên cứu thành công và đã được triển khai ra qui mô sản xuất lớn tại Casumina. Lốp radian cho xe du lịch đã và đang được sản xuất tại XN Casumina Đồng Nai với qui mô 3000 lốp/tháng. Hiện đã đưa ra thị trường trên 50.000 lốp, dự kiến năm 2006 sẽ nâng lên qui mô 120.000 lốp tại XN Đồng Nai 2. Casumina cũng đã xuất khẩu sản phẩm này cho Pakistan, Aicập, Malaysia

  • Tags: