Luật Xây dựng "Xây" không phải cho dân!

Trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI, các đại biểu đã thảo luận dự Luật Xây dựng. Đây là một trong những luật được dư luận xã hội quan tâmvì nó sẽ “đụng chạm” không ít thì nhiều đến mỗi người dân chún

Chưa có chế tài cho cơ quan Nhà nước.

Dẫn ra một trong những nguyên nhân chính của tình trạng chất lượng công trình xây dựng yếu kém, ĐB Nguyễn Văn Dũng (tỉnh Tiền Giang) cho rằng: Luật mới qui định tương đối trách nhiệm đảm bảo công trình cho những bên tham gia. Đây mới là điều kiện đủ thì phải qui định cả quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực quản lý công trình. ở mỗi bộ, ngành, địa phương đều có cơ quan giám định chất lượng công trình, nhiều như vậy nhưng sai phạm vẫn xảy ra nghiêm trọng, vì giữa cơ quan Nhà nước và các bên thực hiện công trình vốn cùng chung một mẹ, nên dễ có chuyện móc ngoặc lẫn nhau. Cần thành lập một cơ quan giám định chất lượng xây dựng trực thuộc Chính phủ để kiểm soát những vi phạm này.

Cũng như ĐB Dũng, ĐB Nguyễn Bá Thanh (Đà Nẵng) thắc mắc: “Chúng ta chưa ghi cụ thể trách nhiệm của chủ quản đầu tư xây dựng. Chủ quản đầu tư là người quyết định qui mô đầu tư, nếu để công trình vượt dự toán thì phải chịu trách nhiệm”.

Phải chia rẽ người thiết kế và người thi công.

Theo ĐB Nguyễn Bá Thanh, nên phân công độc lập các khâu thiết kế, thi công... để tránh thất thoát. Thậm chí, khi chưa hoàn thành thiết kế công trình thì cũng không nên tổ chức chọn đơn vị thi công, tránh sự câu kết, thông đồng giữa các đơn vị này. Tình trạng các đơn vị thi công thường thì cách móc nối với đơn vị thiết kế để đưa ra những con cố nguyên vật liệu lớn thực tế, sau đó cắt xén để chia nhau.

ĐB Trịnh Thanh Vân (thành phố Hà Nội) nêu nên tình trạng hầu hết các công trình xây dựng đều bị rút ruột. Như trường hợp xây dựng khách sạn Bàn Cờ ở Hà Nội, ban đầu chỉ dự toán 14 tỷ đồng, sau nâng lên 18 tỷ. Đến khi thanh quyết toán thì mới ngã ngửa ra công trình đã lên tới 31 tỷ đồng. Khi thanh tra lại thì mới biết, trong số 31 tỷ đồng đó, các đơn vị thi công chỉ sử dụng 20 tỷ đồng, còn lại là chia nhau bỏ túi!.

Đấu thầu cũng là một khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng, thường xuyên có hiện tượng đi đêm. Nhiều đơn vị xây dựng đã không từ mọi mánh lới gian lận để thắng thầu: ở Đà Nẵng, các đơn vị tham gia đấu thầu phải tuân thủ một số quy tắc do chúng tôi đề ra như giữ nguyên thiết kế, không cho phát sinh... Chúng tôi không quan tâm đến những đơn vị đưa ra mức giá quá thấp, hoặc quá cao mà chỉ lựa chọn những chủ thầu có mức giá trung bình. Vì giá thấp lại thường có vấn đề...

Chúng ta đều chờ đợi...

Tất cả chúng ta đều chờ đợi Luật Xây dựng ra đời sẽ giải quyết ba điều: Đưa công tác xây dựng vào nền nếp, chất lượng công trình được nâng cao và giảm được thất thoát trong xây dựng. Thế nhưng, nội dung của dự thảo Luật vẫn còn nhiều điểm chưa thỏa đáng. Nhiều ĐB tha thiết yêu cầu Ban soạn thảo đưa thêm một chương về quy hoạch chuyên ngành, bởi lĩnh vực này còn quá chung chung, trong khi đã bị dự án Luật Đất đai từ chối điều chỉnh. Tuy nhiên, theo ý kiến của Ban soạn thảo vấn đề qui hoạch chuyên ngành là do các bộ, ngành lập, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Do vậy, những qui định về qui hoạch trong dự Luật Xây dựng vẫn ở mức chung chung.

Theo ĐB Nguyễn Bá Thanh (ĐN) thì: “Qui định về giải phóng mặt bằng không nên phân biệt dự án đầu tư có mục đích kinh doanh và không có mục đích kinh doanh. ở địa phương chúng tôi, dự án xây dựng công trình nào cũng của chính quyền. Vì chính quyền đích thân đứng ra thực hiện đền bù và giải phóng mặt bằng còn khó, các đơn vị kinh doanh thì làm sao có thể thực hiện được”.

ĐB Đỗ Trọng Ngoạn (Bắc Giang) lại tỏ rõ bức xúc: Dự án luật này sẽ rất khó thực hiện đối với người dân. Vì hình như chúng ta đã xây dựng chủ yếu dành cho những người làm công trình của Nhà nước và một số ít công trình thật lớn của tư nhân thôi. Thế nên cứ nói dân không hiểu luật, không chịu làm theo luật là không đúng đâu...

Có lẽ như vậy cũng đủ để chúng ta hiểu, Luật Xây dựng tuy được thông qua, nhưng việc thực thi cũng còn nhiều khó khăn.

  • Tags: