Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
26/11/2024 lúc 16:00 (GMT)

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

 

Trước yêu cầu của xu hướng chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có sự vào cuộc nhanh chóng, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ trên cơ sở cụ thể hoá các định hướng chiến lược của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ trong việc đồng hành cùng doanh nghiệp chủ động tham gia và tận dụng các cơ hội từ Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Tạp chí Công Thương đã có buổi phỏng vấn với ông Chu Việt Cường - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về vấn đề này.

 

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

PV: Được biết, trước xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, Bộ Công Thương đã vào cuộc nhanh chóng để triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh nhất những ứng dụng công nghệ mới, hiện đại phục vụ cho quá trình chuyển đổi số và thúc đẩy sản xuất thông minh. 

Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số, hướng tới sản xuất thông minh của Bộ Công Thương trong thời gian qua? Và kết quả của những hoạt động này?

Ông Chu Việt Cường - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương:

Thời gian vừa qua, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã thường xuyên tổ chức các hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng các mô hình về chuyển đổi số và phát triển nhà máy thông minh, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp nâng cao năng lực và tối ưu hoá quá trình sản xuất, đáp ứng chuỗi cung ứng, chuỗi cạnh tranh trên toàn cầu, thông qua Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Cụ thể, những năm qua, Cục Công nghiệp đã phối hợp với các doanh nghiệp FDI hàng đầu như Samsung, Toyota,… tổ chức các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất cũng như đào tạo đội ngũ chuyên gia về tư vấn chuyển đổi số.

Hàng năm, Cục Công nghiệp cũng xây dựng các cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ, nhằm giúp các doanh nghiệp tiếp cận, tìm hiểu lẫn nhau hơn và hỗ trợ các doanh nghiệp học hỏi lẫn nhau trong việc áp dụng chuyển đổi số và mô hình nhà máy thông minh trong quá trình sản xuất.

Đặc biệt, trong năm 2023, Cục Công nghiệp đã phối hợp với Tổ chức Tài chính quốc tế IFC công bố công cụ đánh giá về chuyển đổi số, trong đó bao gồm nhiều nội dung từ đánh giá về con người, văn hóa kinh doanh, tính bảo mật và hướng tới cả tính bền vững.

Mục đích của tất cả các chương trình này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có thể nâng cao được năng lực sản xuất. Kết quả là trong thời gian từ năm 2022 đến năm 2023 chúng tôi đã đào tạo được 124 chuyên gia về chuyển đổi số và đến nay phối hợp với Tập đoàn Samsung chúng tôi đã hỗ trợ 36 doanh nghiệp ở phía Bắc áp dụng mô hình nhà máy sản xuất thông minh.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

PV: Trong quá trình triển khai tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh vừa qua, ông nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang có những thuận lợi và những trở ngại nào cần phải giải quyết?

Ông Chu Việt Cường - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển Công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương:

Trong quá trình triển khai tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, hướng tới sản xuất thông minh vừa qua, doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều thuận lợi, song cũng có không ít khó khăn, thách thức cần phải giải quyết.

Về thuận lợi, hiện nay các doanh nghiệp được sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp. Hàng năm, Cục Công nghiệp đã triển khai các chương trình, các kế hoạch theo Nghị định số 111/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và được cụ thể hóa ở Nghị quyết số 115/NQ-CP của Chính phủ.

Thông qua các chương trình này, các doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ phía các chuyên gia mà Cục Công nghiệp đã đào tạo để giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, Cục Công nghiệp cũng thường xuyên hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, không những về quản trị, đào tạo kỹ thuật cho các kỹ thuật viên của các doanh nghiệp mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, mô hình mới như là chuyển đổi số hay là nhà máy sản xuất thông minh.

Cùng với đó, Việt Nam là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn nhân lực trẻ và hấp thụ nhanh các kiến thức đổi mới.

Đồng thời, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng cũng là điểm thuận lợi giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên kết với các doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn lớn như Samsung, Toyota, Honda… để học hỏi và hấp thu các kinh nghiệp trong quá trình sản xuất của các đơn vị này.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, cụ thể, thứ nhất là do năng lực nội tại của các doanh nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy năng lực tài chính là rất hạn chế.

Thứ hai là khó khăn về năng lực công nghệ, để đầu tư vào các công nghệ sản xuất mới, cần có nguồn tài chính rất dồi vào và phải có con người để học hỏi, lĩnh hội các công nghệ tiên tiến.

Thứ ba là khó khăn trong áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế hay quy trình quản lý chất lượng.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, hiện nay Chính phủ cũng đang rất nỗ lực và cố gắng để hỗ trợ các doanh nghiệp từ nguồn lực tài chính, như cho vay vốn, ưu đãi về thuế thu nhập của doanh nghiệp, cũng như đầu tư về máy móc, thiết bị để các doanh nghiệp có thể thông qua các hệ thống máy móc, thiết bị của Cục Công nghiệp sản xuất thử nghiệm các linh kiện, sản phẩm tinh khó hay các sản phẩm mới mà doanh nghiệp có mong muốn phát triển.

 

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

PV: Trong bối cảnh mới hiện nay, yêu cầu chuyển đổi số và áp dụng sản xuất thông minh sẽ tạo ra cơ hội cũng như thách thức tới các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu nói chung, và doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam nói riêng. 

Thưa ông, xu hướng chuyển đổi số, sản xuất thông minh sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới? Bài toán đặt ra với các nhà sản xuất Việt Nam cần phải chuẩn bị như thế nào để nắm bắt xu hướng và đáp ứng các yêu cầu này?

Ông Chu Việt Cường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương:

Trong bối cảnh mới hiện nay, yêu cầu chuyển đổi số và áp dụng nhà máy thông minh sẽ tạo ra cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp trong việc đi tắt, đón đầu và nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để đẩy nhanh công tác chuyển đổi số tại doanh nghiệp.

Để có thể nắm bắt các xu hướng chuyển đổi số thì doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư vào công nghệ và hạ tầng, áp dụng các công nghệ tiên tiến như Big Data, IoT,… Bên cạnh đó cũng cần trau dồi thêm các kỹ năng, công nghệ cho đội ngũ cán bộ, quản lý, thậm chí là đội ngũ nhân viên và phát triển đội ngũ lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược.

Không chỉ có vậy, doanh nghiệp cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế với các tập đoàn lớn để có cơ hội tiếp cận nhanh chóng hơn với việc áp dụng chuyển đổi số vào sản xuất. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

PV: Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ có thêm những hoạt động tiếp theo như thế nào để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất thông minh, đáp ứng xu thế của chuỗi sản xuất toàn cầu? Và các cấp, ngành có liên quan cần có sự tiếp sức hỗ trợ như thế nào?

Ông Chu Việt Cường, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương:

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy sản xuất thông minh, đáp ứng xu thế của chuỗi sản xuất toàn cầu, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về chuyển đổi số như nghiên cứu, rà soát, đề xuất và sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số…

Đồng thời, nghiên cứu ban hàng chương trình hỗ trợ sản xuất công nghiệp hướng tới áp dụng 4.0 và tiến tới thông qua chuyển đổi số để phát triển nhà máy thông minh cho tới giai đoạn 2030.

Về phía Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên về chuyển đổi số, nhằm nâng cao nhận thức về việc chuyển đổi số cho doanh nghiệp.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn, về phía các Ban ngành liên quan và địa phương cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp làm sao giảm thiểu các thủ tục về hành chính, về pháp lý để các doanh nghiệp có thể tiếp cận với chuyển đổi số và nhà máy thông minh nhanh hơn.

Về phía các tổ chức tài chính như ngân hàng, rất mong các tổ chức tài chính, ngân hàng có những chính sách ưu đãi về thuế hay cho vay tín dụng, vay vốn trong thời gian dài hạn hơn và lãi suất thấp hơn.

Về phía các Hiệp hội, ngành nghề, tôi cũng rất mong Hiệp hội, ngành nghề sẽ là “cầu nối” giữa các doanh nghiệp với nhau để thông qua đó, các doanh nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số hay là áp dụng các mô hình quản lý nhà máy thông minh trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp.

Bộ Công Thương vào cuộc cùng doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
          

Bài: Huyền My
Thiết kế: Duy Anh - An Chi

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí