Cam sành - Cơ nghiệp nơi đất Trà Ôn
05/11/2023 lúc 14:00 (GMT)

Cam sành - Cơ nghiệp nơi đất Trà Ôn

 

Cam sành là loại trái cây nổi tiếng của vùng đất trù phú Vĩnh Long, trong đó Trà Ôn được coi là thủ phủ cam sành. Giá trị kinh tế từ cây cam sành mang lại nhiều năm qua đã trở thành “cơ nghiệp” của bà con nơi đây.

cam sanh

Cam sành thuộc chi Cam chanh có quả gần như quả cam (Citrus reticulata x maxima). Cam sành Vĩnh Long có xuất xứ từ đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long, có đặc tính sinh trưởng trung bình, khuynh hướng vươn cao. Cây cho trái sớm sau 2 năm trồng (cây ghép).

Cam sành Vĩnh Long có màu xanh đậm, khi chín chuyển sang vàng, quả hình tròn, có vị ngọt chua, mềm, thơm đặc trưng được dùng để giải khát... Trọng lượng  khoảng 60gr trở lên. Cam sành Vĩnh Long có độ ngọt lên tới 80-90%.

Quả cam sành rất dễ nhận ra nhờ lớp vỏ dày, sần sùi giống bề mặt mảnh sành. Ruột cam sành có màu vàng cam óng ánh, vị ngọt đậm đà hòa cùng vị chua rôn rốt thanh mát. Các tép cam to, căng mọng, thịt cam thơm ngon hơn so với các loại cam khác.

tieu thu cam

Cam sành còn chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề khoáng, ngoài ra cam sành còn có tính mát, giúp thanh nhiệt, mát phổi. 

Giá trị lớn nhất của vỏ cam nằm ở phần tinh dầu. Vỏ cam đốt lên giúp đuổi muỗi và côn trùng khá hiệu quả. Tinh dầu từ cam có ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như làm thơm thuốc, làm nước hoa,  tinh chất điều trị mụn, làm chất giảm đau, pha chế đồ uống,… Thành phần dược tính của tinh dầu vỏ cam cũng vô cùng dồi dào, giúp thư giãn, phấn chấn tinh thần, giảm lo âu, kháng đau, kháng viêm,… Vỏ cam còn được chế bến thành món mứt thơm ngon lạ miệng.

hoa cam
cam non
trai cam
nuoc cam
vo cam

Ngoài ra, nước hãm hoa cam được biết đến như một bài thuốc giúp làm dịu thần kinh, uống vào sẽ giúp đầu óc thoải mái, thư thái như uống trà. Nước cất từ hoa cam còn được dùng để pha chế thuốc.

Trong hạt cam có những chất dinh dưỡng tương tự như thịt cam. Hạt cam giàu vitamin C và D-limonene, giúp tăng hệ miễn dịch, xây dựng lớp bảo vệ chống lại tế bào ung thư…

cam sanh 1

Cây cam sành là một trong những loại cây ăn trái có tốc độ phát triển nhiều nhất trong thời gian qua ở Vĩnh Long do liên tục trong nhiều năm giá cam sành trên thị trường ổn định ở mức khá cao (trung bình hơn 10.000 đồng/kg). Cùng với đó, nhà vườn áp dụng kỹ thuật canh tác mới có thể nâng năng suất cam sành lên từ 70 đến 100 tấn/ha (7 đến 10 tấn/công). Việc canh tác cây cam sành, nhất là trồng cam sành trên đất lúa, lợi nhuận khá ổn định. Hiệu quả kinh tế từ cây cam đạt 300 - 400 triệu đồng/ha.

cam sanh

Tăng diện tích cây trồng

Tính đến đầu năm 2023, toàn tỉnh Vĩnh Long có hơn 17.000ha cam sành, tăng gần 3.000ha so năm 2020. Các xã có diện tích trồng cam nhiều của huyện, gồm: Thuận Thới, Hựu Thành, Thới Hòa, Trà Côn, Tân Mỹ, Hòa Bình, Nhơn Bình...

Trong 5 năm, diện tích cam sành tại huyện Trà Côn tăng hơn 5.659ha, từ 3.902,5ha ở năm 2018 lên 9.561,8ha ở năm 2022... Với năng suất bình quân khoảng 70 tấn/ha/năm, sản lượng cam sành năm 2022 của huyện đạt 340.000 tấn, giá trị sản xuất (tính theo giá cố định năm 2010) hơn 5.392 tỷ đồng, chiếm 70% giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của địa phương.

Trà Côn và Tân Mỹ là 2 xã thuộc huyện Trà Ôn nằm trong danh sách xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Những năm qua, trái cam sành cũng đã được bà con phát triển thành cây trồng chủ lực.

cam sanh 4

Cây cam sành “bén rễ” ở xã Trà Côn (huyện Trà Ôn) và ngày càng phát triển về quy mô, sản lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Theo UBND xã Trà Côn, do hiệu quả kinh tế khá cao, người dân đã chuyển từ diện tích đất trồng cây hàng năm hoặc cây lây năm kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, chủ yếu là chuyển đổi từ đất trồng lúa. Cam sành là loại cây dễ trồng, thích nghi với nhiều loại đất nên được nông dân trồng nhiều.

Hiện 6/7 ấp của xã đã chuyển hết diện tích đất lúa sang trồng cam sành gồm: Bang Chang, Tầm Vu, Trà Ngoa, Phạm Thị Mến, Ngãi Lộ B, Thôn Rôn; còn ấp Ngãi Lộ A còn 11ha đất lúa của bà con người dân tộc.

Xã Tân Mỹ (huyện Trà Ôn) có diện tích vườn cây lâu năm 1.386ha, trong đó toàn xã có tới 954ha (tăng 517ha so năm 2021) trồng cam sành (439ha đang cho trái).

cam sanh
cam sanh 2

Hiện toàn huyện Trà Ôn có 9.561,8ha cam sành, chiếm 43,7% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện. Qua thống kê, diện tích trồng cam sành trên đất lúa là 7.661,8ha, chiếm 87,8% diện tích cam sành toàn huyện.

Để tránh tình trạng rớt giá có thể xảy ra đối với cây cam sành cũng như nhiều loại trái cây khác do cung vượt cầu, việc cảnh báo trong sản xuất nói chung và đối với việc trồng cây cam sành nói riêng luôn được tỉnh Vĩnh Long quan tâm tư vấn hỗ trợ kỹ thuật và có khuyến cáo đầy đủ hàng năm cho nông dân thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, thông tin tuyên truyền, thông báo giá cả hàng hóa nông sản…

cam sanh 10

Tăng phương thức tiêu thụ

Hiện nay cam sành trở thành loại trái cây có giá trị kinh tế, giá cả lẫn thị trường thường ổn định. Việc tiêu thụ cam sành ở Trà Ôn được thực hiện theo các phương thức, doanh nghiệp, hợp tác xã tự đầu tư, thuê đất trồng cam sành và lo luôn khâu tiêu thụ; mua bán truyền thống qua mối lái với đại diện nhóm nhà vườn trồng cam sành. Ngoài ra, huyện cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty Koina về việc thu mua cam sành trên vùng đất Trà Ôn, bình quân mỗi ngày 30 tấn.

Hợp tác xã (HTX) cam sành Phương Thúy, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn Nguyễn Tấn cũng là một đầu mối tiêu thụ cam ổn định cho bà con. HTX có 65ha cam của 12 thành viên, sản lượng mỗi năm khoảng từ 3.000 đến 3.500 tấn. Cam của HTX mùa nào cũng được tiêu thụ hết. Các năm trước, mỗi ngày HTX đưa đi tiêu thụ khoảng 50 đến 60 tấn.

cam 1
cam 2

Toàn huyện hiện có hơn 45 cơ sở, hợp tác xã thu mua cam sành. Sản lượng cam sành của huyện thu hoạch đến tháng 3/2023 khoảng 60.000 tấn... Thời gian tới địa phương sẽ xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi trồng cam theo định hướng xuất khẩu.

Hiện tại, với diện tích gần 8.800ha, cây cam sành chiếm hơn một nửa diện tích vườn cây ăn trái của huyện. Mặc dù giá cả có lúc thăng trầm theo mùa vụ, thị trường, nhưng giá trị kinh tế từ cây cam sành nhiều năm qua đã là “cơ nghiệp” của bà con.

cam

 

cam sanh 2

Tại huyện Trà Ôn, đa số bà con nông dân trồng cam kiểu truyền thống và tự phát, dùng quá nhiều phân, thuốc hóa học, chất kích thích tăng trưởng. Từ đó, chất lượng trái cam không đạt yêu cầu, thương lái thu mua e ngại, dẫn đến giá thấp, khó tiêu thụ. HTX Nông nghiệp Cam sành Organics Trà Ôn (Vĩnh Long) là một trong những đơn vị tiêu biểu của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao giá trị cây trồng cũng như đảm bảo đầu ra bền vững cho trái cam sành.

Để giải quyết đầu ra trái cam, HTX Cam Sành Organic Trà Ôn ra đời năm 2017 với 30 thành viên, 36 lao động nhằm xây dựng vùng nguyên liệu cho từng loại sản phẩm, theo chuỗi liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ với mức giá hợp lý. Mục tiêu của HTX là nâng cao năng suất, chất lượng trái cam, giá bán tăng, giảm chi phí đầu tư.

cam sanh 9
cam sanh 10

Đến nay, HTX đã hình thành 2 vùng nguyên liệu cam sành ở huyện Trà Ôn với tổng diện tích gần 55ha. 100% diện tích có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp, đảm bảo thị trường ổn định với giá bán cao cho thành viên, hộ liên kết.

HTX đã phối hợp với doanh nghiệp tổ chức chuyển giao khoa học - kỹ thuật và hỗ trợ phân bón với giá thấp hơn giá thị trường cho các nhà vườn. HTX cũng chủ động phối hợp với các HTX, nhà vườn cùng ngành để xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo thị trường tiêu thụ hàng hóa ổn định lâu dài.

Nhờ hoàn thiện quy trình sản xuất, HTX đã được công nhận logo nhãn hiệu “Cam sành Trà Ôn”. HTX phấn đấu đến năm 2022, 100% diện tích sản xuất có thể đạt tiêu chuẩn EU Organic. Ngoài ra, HTX đã kết hợp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng phương án chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cam hữu cơ ra thị trường.

cam sanh 3

Với kỹ thuật, bí quyết trồng, chăm sóc riêng, anh Phan Văn Chung, ngụ ấp Phạm Thị Mến, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) được người dân nơi đây xem là tỷ phú trẻ của địa phương cũng nhờ cây cam sành, mỗi năm vườn cam của anh cho thu nhập đến vài tỷ đồng.

Năm 1990, với 5.000m2 đất vườn cha mẹ cho, anh Chung đã bắt đầu học hỏi việc trồng cam. Lúc này, trong xã Trà Côn chỉ có anh trồng nên gặp không ít khó khăn về kỹ thuật và đầu ra. Với lòng đam mê cây cam, anh lặn lội sang nhiều xã lân cận học hỏi kinh nghiệm và đọc sách báo. Còn số cam thu hoạch được, vợ chồng anh ra tận chợ thị trấn Trà Ôn để bán từng ký.

anh chung

Tích góp tiền thu được từ những vụ cam, năm 2000, anh mua thêm 2ha đất vườn gần nhà để trồng cam, nâng diện tích vườn cam lên 2,5ha. Năm 2014, anh tiếp tục thuê 12ha để phát triển quy mô sản xuất.

Từ 5 công đất ban đầu, đến nay anh đã sỡ hữu đến 140 công cam sành, trừ hết tất cả các khoản đầu tư, mỗi năm anh thu về từ 8 đến 9 tỷ đồng, riêng năm 2016 anh đã lãi đến 10 tỷ đồng.

Hiện tại, vườn cam của anh lúc nào cũng có khoảng 20 lao động địa phương để phụ giúp, những lúc cao điểm có gần 70 người làm việc tại vườn. Từ hiệu quả mang lại của vườn cam, một số hộ dân trong xã Trà Côn đã chủ động tìm đến học hỏi kinh nghiệm để áp dụng làm theo.

vuon cam
          

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí