Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Những lầm tưởng và bài học thành công
28/11/2024 lúc 10:00 (GMT)

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Những lầm tưởng và bài học thành công

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Những lầm tưởng và bài học thành công

Là chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam với hàng trăm dự án trong thời gian vừa qua, ông Trần Kiên Dũng - Chuyên gia ILO, Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam chia sẻ câu chuyện, cách đây một thời gian ngắn, ông Dũng có làm việc và đưa ra lời đề xuất với một doanh nghiệp rằng, có vẻ như thời điểm này, doanh nghiệp đã sẵn sàng bước vào câu chuyện chuyển đổi số rồi.

Tuy nhiên lại cũng nhận lại được thông tin phản hồi rằng có lẽ là phía doanh nghiệp vẫn chưa phù hợp và chưa sẵn sàng cho chuyển đổi số. Doanh nghiệp này cho rằng, chuyển đổi số thì chỉ làm cho doanh nghiệp mất tiền và có rất nhiều những tấm gương, những điển hình thất bại trong vấn đề về chuyển đổi số.

chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Ông Dũng chia sẻ, rất nhiều người cho rằng, chuyển đổi số là chuyển đổi toàn bộ cả mô hình kinh doanh, số hoá toàn bộ và đưa ra một mô hình kinh doanh mới, phương thức sản xuất mới mang lại trải nghiệm mới cho khách hàng và để làm được điều này đỏi hỏi sự đầu tư vào con đường rất dài.

Ông Dũng khẳng định điều này là đúng, tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, có thể coi như đây là một lộ trình và chuyển đổi số có thể bắt đầu từ việc số hóa các dữ liệu. Sau giai đoạn này sẽ triển khai tiếp việc số hóa các quá trình sản xuất, các quá trình quản trị, quá trình vận hành của doanh nghiệp và sau đó mới bắt đầu quan tâm đến thay đổi mô hình kinh doanh.

Ở góc nhìn này, theo tôi, doanh nghiệp nên triển khai càng sớm càng tốt và chúng ta có thể bắt tay ngay vào lộ trình này được.” - Ông Dũng nhấn mạnh.

Với thực tiễn thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh, ông Dũng chia sẻ, các doanh nghiệp Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, chúng ta có thể thấy rất nhiều tấm gương điển hình, những bài học cả thành công lẫn thất bại.

Chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh: Những lầm tưởng và bài học thành công

Bên cạnh yếu tố về chiến lược, lộ trình, có thể thấy, để chuyển đổi số thành công thì các giải pháp về công nghệ phù hợp và không có một đơn vị nào chuyển đổi số mà không cần tài chính cả, và trong mọi trường hợp thì con người vẫn luôn là tài sản quý nhất của doanh nghiệp và chúng ta cần phải có những con người đủ năng lực, được đào tạo, tâm huyết với doanh nghiệp và hiểu về chuyển đổi số, và đó sẽ là những yếu tố thành công.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Đức Tùng - Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP sản xuất gia công và xuất nhập khẩu Hanel (Hanel PT) cho biết, đối với Hanel PT, nhu cầu về chuyển đổi số là rất cấp thiết. Trước đây, chuyển đổi số chỉ là khuyến nghị, nhưng trong khoảng 5 năm trở lại đây thì việc chuyển đổi số và sản xuất thông minh đã trở thành nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp cần hướng tới, bởi vì từ đó, sẽ giúp nâng cao được năng lực cạnh tranh cốt lõi của các doanh nghiệp và nếu như thiếu việc sản xuất thông minh cũng như ứng dụng các kỹ thuật IoT và quản trị dữ liệu doanh nghiệp tập trung thì chúng ta rất khó để có thể cạnh tranh và tạo được hiệu quả trong quá trình quản trị doanh nghiệp.

chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh
chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Trong suốt quá trình từ giai đoạn 2016-2027 đến 2024, Hanel PT đã tăng trưởng 300% về doanh số, giảm tỷ lệ lắp ráp bằng tay xuống chỉ còn 40%, và nâng tỷ lệ tự động hoá trong nhà máy lên 60% thông qua việc tiếp cận với chuyển đổi số và quản trị dữ liệu thông minh từ sớm.

Sau quá trình phát triển, Hanel PT cũng đã tự nghiên cứu và ứng dụng tự động hoá thông minh để đưa ra thị trường sản phẩm riêng, mang thương hiệu của Hanel PT do Hanel PT tự thiết kế, lắp ráp và cung ứng ra thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh, Hanel PT cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Ông Tùng khẳng định, việc chuyển đổi số không phải là dễ dàng và khó khăn lớn nhất của tất cả các doanh nghiệp là sự cam kết của Ban Lãnh đạo về chiến lược. Nếu như Ban Lãnh đạo chưa có một chiến lược rõ ràng hoặc chưa quyết tâm với chiến lược đó thì chắc chắn việc chuyển đổi số sẽ không thể thành công.

chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số cũng thực sự cần những nhân sự nội bộ, là những người hiểu về chuyển đổi số, bởi không ai ngoài những người trong doanh nghiệp có thể hiểu được sức khoẻ của doanh nghiệp, tình trạng của doanh nghiệp và cần ứng dụng các công cụ như thế nào để có giải pháp cho chuyển đổi số.

Rất may mắn, Hanel PT có được sự đồng thuận từ Ban lãnh đạo ngay từ đầu tiên và hành động này đến từ ý chí, mong muốn triển khai của Ban Lãnh đạo chứ không phải đến từ yếu tố bên ngoài.

Ban Lãnh đạo của Hanel PT hiểu được rằng, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu cần phải thực hiện, vì vậy đội ngũ nhân sự và công ty đã quyết tâm sẽ đầu tư triển khai.

chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Chia sẻ về xu hướng chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh trong thời gian tới, ông Dũng khẳng định, đây là xu hướng tất yếu. Doanh nghiệp nào càng bắt tay nhanh vào con đường này thì cơ hội thành công sẽ cao hơn.

Chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững

Theo đó, để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số đi vào thực chất, nhanh chóng hình thành sản xuất thông minh, bắt kịp xu hướng trong thời gian tới, theo ông Dũng, có thể chia chuyển đổi số thành 2 nhóm: IT (Information Technology - Công nghệ thông tin) và OT (Operational Technology - Công nghệ vận hành).

2 công nghệ này phải vận hành song song và đồng bộ với nhau. Việc đầu tiên doanh nghiệp cần phải làm là chuẩn hoá hiện trường sản xuất, chuẩn hoá hệ thống quản lý của doanh nghiệp, sắp xếp lại các quy trình, tối ưu hoá lại, vận hành một cách liên tục, trơn tru để có thể thu được các dữ liệu chính xác, dữ liệu sạch.

chuyển đổi số hướng tới sản xuất thông minh

Bên cạnh đó, hiện trường sản xuất cũng cần sắp xếp lại, sau đó chuẩn hoá các luồng sản xuất được tiến hành trơn tru.

Sau tất cả những việc đó mới bắt đầu số hoá những dữ liệu đã thu nhận được về ánh xạ lên phần mềm và kết hợp nhuần nhuyễn giữa IT và OT, lúc này thì lựa chọn giải pháp nào thì chúng ta sẽ không có một bài toán chính xác mà phải tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp.

chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
          

Bài: Huyền My
Thiết kế: Duy Anh - Phương Anh

          
 

 


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí