[E-magazine] Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh
26/04/2023 lúc 08:30 (GMT)

[E-magazine] Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh

Nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư, quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam gắn với thương hiệu sản phẩm, Bộ Công Thương đã xây dựng những chiến lược tổng thể đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh
xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Ảnh: Tạp chí Công Thương

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Ba tiêu chí cốt lõi của Chương trình là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Giai đoạn 2020-2030 sẽ có sự gắn kết thương hiệu hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp với các hoạt động ngoại giao, đầu tư, quảng bá văn hoá, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích vực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đẩy mạnh xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là “chìa khoá” để giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. Do đó, những yếu tố giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị thương hiệu là một vấn đề luôn được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm.

          
Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh

Tại Việt Nam hiện nay số lượng thương hiệu có danh tiếng ngày một nhiều, bao gồm cả thương hiệu nước ngoài và thương hiệu nội địa. Thương hiệu tốt nhất hiện nay không chỉ đưa ra dịch vụ tốt, sản phẩm tốt mà quan trọng là đưa ra lời hứa để khẳng định sự tin tưởng vào thương hiệu. “Sự thành công của thương hiệu phục thuộc vào độ tin tưởng của thương hiệu đó mang lại.

Bà Nancy Elizabeth Snow, Giáo sư danh dự Đại học bang California, Fullerton

          

 

Không chỉ có vậy, để tạo nên thành công cho một thương hiệu quốc gia Việt Nam trong thời gian tới cần tạo được một câu chuyện hấp dẫn. Việt Nam có thể tạo nên những thương hiệu từ việc lan toả những câu chuyện lịch sử hàng nghìn năm tuổi, văn hoá truyền thống độc đáo ra thế giới để tạo sự nhận diễn hấp dẫn và tin tưởng.

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh

"Thương hiệu quốc gia phải là thương hiệu mạnh, thông qua việc thương hiệu có mức độ nhận diện cao và có sức khoẻ của thương hiệu tốt. Đồng thời, thương hiệu mạnh phải có khả năng đại diện, quảng bá cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tiềm lực của một quốc gia."

Bà Đặng Thuý Hà - Giám đốc khu vực miền Bắc, NielsenIQ Việt Nam nói về giải pháp truyền thông và quảng bá thương hiệu quốc gia trong kỷ nguyên số

Thương hiệu quốc gia phải là thương hiệu mạnh. Thương hiệu mạnh sẽ đem lại các giá trị như: khách hàng đưa ra quyết định mua sắm dựa vào thương hiệu; giúp doanh nghiệp tăng thị phần thông qua việc tăng dấu ấn sản phẩm; khách hàng chi nhiều tiền hơn cho các các sản phẩm từ các thương hiệu mà họ trung thành. Đặc biệt, các nhà đầu tư cho rằng, nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng dẫn họ trong quyết định đầu tư.

Theo đó, để xây dựng thương hiệu mạnh cũng như tăng nhận diện thương hiệu, bà Đặng Thuý Hà khuyến nghị, cần tập trung xây dựng khả năng cộng hưởng và thấu cảm với khách hàng để kết nối và tạo thiện cảm. Hành động vì xã hội và phát triển bền vững. Thực thi marketing hiệu quả bằng việc định vị đúng vị thế của ngành hàng và vị thế của thương hiệu trong ngành hàng đó. Đặc biệt, truyền thông thương hiệu cần được thực hiện đúng hướng tới cả khách hàng bên ngoài và bên trong, cụ thể là khách hàng yêu thương hiệu, nhân viên yêu thương hiệu.

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh
Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh
Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh

Ảnh: Tạp chí Công Thương

Sau 20 năm thực hiện và 8 lần bình chọn Thương hiệu quốc gia Việt Nam, các doanh nghiệp nói chung hay sản phẩm của Việt Nam nói riêng đã có được những kết quả đáng khích lệ, đánh dấu tên tuổi, thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã nâng cao nhận thức về vai trò xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các cấp, các ngành, địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp xã hội. Điều này thể hiện qua số lượng doanh nghiệp, người dân quan tâm, tương tác với những hoạt động cụ thể của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam gia tăng đều qua các năm.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại

Nếu như năm 2008, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam lựa chọn được 30 doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chí Thương hiệu quốc gia thì đến năm 2022 đã tăng lên 172 doanh nghiệp, tương đương tăng khoảng 6 lần.

 
xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh
 

Bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn được đánh giá là Thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 tiếp tục tăng 11,1% so với năm 2021 (từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD), đưa Việt Nam lên vị trí thứ 32 trong top 100 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.

Nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu nên đã đầu tư xây dựng, phát triển và nâng tầm thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Tỉ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh từ 20% vào năm 2018 lên 60% vào năm 2022.

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh
Giá trị vị thế của thương hiệu quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng đều qua các năm, với các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu với nòng cốt là chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị thương hiệu Việt Nam trong những năm qua. Không phải ngẫu nhiên mà Brand Finance đánh giá Việt Nam là quốc gia tích cực trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu.

Tổ chức Brand Finance đánh giá rằng, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 cũng như xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022. Theo đó, giá trị thương hiệu năm 2020 tăng 29% so với năm 2019 và đạt mức tăng là 319 tỉ đô la Mỹ. Năm 2021 với mức tăng trưởng là 21,6% với giá trị thương hiệu là 388 tỉ đô la Mỹ. Đến năm 2022 duy trì mức tăng trưởng là 11,1% so với năm 2021, đạt giá trị thương hiệu là 431 tỉ đô la Mỹ.

Với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia nhiều FTA quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP. Để tận dụng hiệu quả cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, việc đảm bảo sở hữu trí tuệ và bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài đang là vấn đề được quan tâm nhiều. Đã có những doanh nghiệp trong nước đăng ký thành công nhãn hiệu ra nước ngoài, không những khẳng định được thương hiệu mà còn đem lại lợi ích rất lớn trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt.

“Xanh hoá” là xu thế tất yếu để cạnh tranh trên thị trường

Xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến, để cạnh tranh trên thị trường, rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững. Theo đó, việc thúc đẩy các thương hiệu Việt Nam hướng tới phát triển XANH để tạo một nền kinh tế xanh cho đất nước thì vai trò của nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan trọng.

          

Xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh
"Xu hướng “xanh hoá” không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn là sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm và quá trình quản trị doanh nghiệp là xu hướng tất yếu"

Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

          

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tham gia rất sâu rộng vào kinh tế thế giới và xu hướng tiêu dùng chuyển dịch dần sang những sản phẩm thân thiện với môi trường nên sản xuất xanh là một trong những yếu tố lợi thế để giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, thu hút thêm người tiêu dùng và đồng thời sản xuất xanh cũng chính là yêu cầu kiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, FTA. Những hiệp định thương mại tự do này đều có những yêu cầu khắt khe về tiêu chí môi trường, vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện tốt sản xuất xanh thì đây là một cơ hội lớn để tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để đáp ứng sâu hơn, xa hơn đến các thị trường khó tính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản.

Tuy nhiên, xu hướng xanh, tiêu dùng xanh này cũng đặt ra bài toán lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, cần phải tính toán để phù hợp với xu thế, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh và đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về môi trường. Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn đến việc đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và đồng thời phải tính đến hướng tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tiến tới ngừng phát triển những sản phẩm và dịch vụ phát thải lớn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường. Thay vào đó, doanh nghiệp cần phát triển các sản phẩm, dịch vụ mà sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên.

Cần làm gì để xây dựng thương hiệu quốc gia xanh?

Với mức độ phát triển và khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì chúng ta cần phải có lộ trình để cho các doanh nghiệp thích ứng. Trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Bộ Công Thương cũng đã đề cập đến một số tiêu chí mang tính chất điển hình, nổi bật để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt, thay đổi, nỗ lực phấn đấu trong thời gian tới.

  • Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch các kỳ xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia và Lễ công bố được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần.

  • Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc xây dựng và phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là cấp lãnh đạo doanh nghiệp.

  • Tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chí của Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

  • Tập trung các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, nhất là ở thị trường ngoài nước và sản phẩm xuất khẩu tiềm năng.

 
xây dựng Thương hiệu quốc gia Việt Nam xanh

Đặc biệt, Bộ sẽ phát động, kêu gọi sự tham gia đồng hành của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong việc cùng chung tay phát triển Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đúng với ý nghĩa, tầm vóc là chương trình của Chính phủ, vì một Việt Nam hùng cường với những thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp có giá trị. 

Mặt khác, Bộ cũng đề nghị doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đi theo các hướng công nghệ mới, công nghệ xanh, thân thiện với môi trường từ nguyên liệu đến máy móc thiết bị, đến sản phẩm và quy trình kinh doanh là thân thiện với môi trường. Với chủ đề “Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh” trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2023 kỳ vọng sẽ là “cú hích” đối với các doanh nghiệp để đổi mới công nghê, thúc đẩy phát triển các sản phẩm xanh của Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường; thiết kế bao bì, sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu; xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí