Kế thừa hầu hết các cam kết của Hiệp định EVFTA, Hiệp định Thương mại tự do UKVFTA thống nhất những cam kết mở cửa thị trường ở mức cao và phủ rộng cho nhiều nhóm hàng hóa giao thương giữa hai nước, trong đó có nhóm hàng máy móc, thiết bị phụ tùng.
Cụ thể, theo UKVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ 61% dòng thuế đối với máy móc và thiết bị nhập khẩu từ Vương quốc Anh từ ngày 01/01/2021; tất cả các sản phẩm máy móc, thiết bị khác từ Anh được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 9 năm.
Ngược lại, Vương quốc Anh cam kết xóa bỏ 74% thuế quan đối với máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt Nam từ ngày 01/01/2021, tất cả các sản phẩm máy móc, thiết bị khác thuộc nhóm hàng này từ Việt Nam được xóa bỏ thuế quan sau 2 hoặc 4 năm. Một số sản phẩm công nghiệp khác như: sản phẩm từ nhựa, điện thoại và phụ kiện… được xóa bỏ 100% thuế quan từ ngày 01/01/2021.
Trong bối cảnh Vương quốc Anh và Việt Nam đều là những nước có nhu cầu và hoạt động xuất, nhập khẩu lớn về các chủng loại máy móc, thiết bị, phụ tùng, những cam kết của Hiệp định UKVFTA đã giúp thúc đẩy giao thương giữa doanh nghiệp hai nước về nhóm hàng này.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch thương mại hai chiều mặt hàng máy móc thiết bị của Việt Nam - Vương quốc Anh trong 8 tháng đầu năm 2023 đạt trên 728,97 triệu USD, tăng 10,48% so với 8 tháng đầu năm 2022. Cụ thể, xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam sang Vương quốc Anh đạt hơn 595,78 triệu USD, tăng 8,83%; trong khi đó Việt Nam nhập khẩu máy móc thiết bị từ Vương quốc Anh đạt 133,18 triệu USD, tăng mạnh 18,55%. Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất siêu máy móc thiết bị sang Vương quốc Anh đạt 462,6 triệu USD, tăng 6,32% so với cùng kỳ năm 2022.
Về tỷ trọng, mặt hàng máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 14,55% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Vương quốc Anh trong 8 tháng đầu năm 2023 (tăng so với mức tỷ trọng 13,15% của cùng kỳ năm 2022). Trong khi đó, nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 25,08% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Vương quốc Anh (tăng so với mức 22,33% của 8 tháng năm 2022).
Thương mại hai chiều mặt hàng máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng 15,76% trong tổng thương mại hai chiều của Việt Nam với Vương quốc Anh (tăng so với mức 14,14% của cùng kỳ 2022). Giá trị xuất siêu nhóm máy móc thiết bị đóng góp 12,98% vào tổng giá trị xuất siêu của Việt Nam sang thị trường này (tăng so với mức tỷ trọng 11,88% của 8 tháng năm 2022).
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu máy móc thiết bị lớn thứ 8 của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng năm 2023 đạt hơn 595,78 triệu USD, tăng 8,83% so với cùng kỳ năm 2022 (xếp sau Hoa Kỳ, EU, Đông Nam Á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ). Dù vậy, xuất khẩu sang Vương quốc Anh chỉ chiếm tỷ trọng 2,22% tổng xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước.
Về chủng loại xuất khẩu, theo Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), sản phẩm Bộ điện thoại, bao gồm điện thoại thông minh và các loại điện thoại khác cho mạng di động hoặc cho các mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền,… (mã HS 85.17) là chủng loại máy móc thiết bị được Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang Vương quốc Anh trong 8 tháng năm 2023 với kim ngạch đạt 316 triệu bảng Anh, tăng mạnh 57,1% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm tỷ trọng 67,15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của cả nước.
Tiếp đến là các chủng loại: Thiết bị chỉnh hình, bao gồm. nạng, đai phẫu thuật và giàn đỡ; nẹp và các thiết bị gãy xương khác; bộ phận nhân tạo của cơ thể; máy trợ thính và,… (mã HS 90.21) chiếm tỷ trọng 5,85%; Máy tính và máy ghi, sao, hiển thị dữ liệu loại bỏ túi "kích thước <= 170 mm x 100 mm x 45 mm" có chức năng tính toán; máy kế toán, máy đóng dấu,… (mã HS 84.70) chiếm 4,68%; Máy biến áp điện, bộ biến đổi tĩnh, v.d. bộ chỉnh lưu và cuộn cảm; các bộ phận của chúng (mã HS 85.04) chiếm 4,57%; Tua-bin phản lực, tua-bin cánh quạt và tua-bin khí khác (Mã HS 84.11) chiếm 4%; Thiết bị điện dùng để chuyển mạch hoặc bảo vệ mạch điện, hoặc để kết nối với hoặc trong mạch điện, ví dụ: công tắc, rơle, cầu chì, bộ triệt xung,,… (mã HS 85.36) chiếm 1,16%…
Hiện nay Vương quốc Anh đang có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam như nông sản, linh kiện điện tử, máy móc… trong khi hệ thống cung ứng có một số khoảng trống do ảnh hưởng của Brexit và xung đột quân sự tại Ucraina.
Ông Nguyễn Cảnh Cường – nguyên Tham tán Công sứ, Thương vụ Việt Nam tại Vương quốc Anh
Đáng chú ý, xuất khẩu một số chủng loại máy móc thiết bị sang Vương quốc Anh trong 8 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm 2022 là: Bình đun nước nóng tức thời hoặc bình nước nóng dự trữ và bình đun nước nóng kiểu nhúng; thiết bị sưởi ấm không gian bằng điện và thiết bị sưởi ấm,… (HS 85.16) tăng cao 7645,4%; Thiết bị điện để chuyển mạch hoặc bảo vệ mạch điện, hoặc để kết nối với hoặc trong mạch điện, ví dụ: công tắc, cầu chì, thiết bị chống sét, bộ hạn,… (HS 85.35) tăng 4234,7%; Máy phụ trợ để sử dụng với máy thuộc nhóm 8444, 8445, 8446 hoặc 8447, ví dụ: dobbies, jacquards, chuyển động dừng tự động, cơ chế thay đổi con thoi;,… (HS 84.48) tăng 2319,3%; Đèn điện di động được thiết kế để hoạt động bằng nguồn năng lượng riêng của chúng, ví dụ: pin khô, ắc quy và nam châm; các bộ phận của chúng (không,… (HS 85.13) tăng 1569,2%; Lò nung và lò nướng điện công nghiệp hoặc phòng thí nghiệm, bao gồm những thiết bị hoạt động bằng cảm ứng hoặc mất điện môi; thiết bị phòng thí nghiệm,… (HS 85.14) tăng 900,3%; Máy thu hoạch hoặc máy tuốt lúa, kể cả máy đóng rơm hoặc thức ăn gia súc; máy cắt cỏ hoặc cỏ khô; máy làm sạch, phân loại hoặc phân loại trứng,,… (HS 84.33) tăng 872,6%...
Máy móc, thiết bị xuất khẩu vào Vương quốc Anh phải sử dụng nhãn UKCA thay cho nhãn CE
Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, bên cạnh những lợi thế do Hiệp định UKVFTA và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Anh mang lại, những thay đổi mới về chính sách thương mại của Vương quốc Anh dự báo sẽ tạo ra không ít khó khăn đối với việc tiếp cận thị trường Anh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam do các đòi hỏi, quy định khắt khe và hàng hoá Việt Nam sẽ phải cạnh cạnh tranh gay gắt với các mặt hàng từ quốc gia khác tại thị trường.
Một trong những quy định mới đáng chú ý nhất đối với sản phẩm công nghiệp nói chung, trong đó có nhóm hàng máy móc, thiết bị phụ tùng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Anh phải đáp ứng chính là việc nước Anh chuyển từ yêu cầu dán nhãn CE của EU sang nhãn UKCA đối với hầu hết sản phẩm công nghiệp từ ngày 01/01/2023.
UKCA marking (UK Conformity Assessed - Đánh giá sự phù hợp của Vương quốc Anh) là nhãn hiệu bắt buộc cho nhiều sản phẩm lưu hành tại thị trường Anh (khu vực England, xứ Wales và Scotland), trong đó có hầu hết các sản phẩm công nghiệp. Phạm vi áp dụng bao gồm hầu hết các hàng hóa trước đây được yêu cầu dán nhãn CE của EU và aerosol (aerosol container) yêu cầu nhãn epsilon ngược (reverse epsilon marking). Cũng giống như nhãn hiệu CE, UKCA nhằm chứng minh hàng hóa đáp ứng tất cả các yêu cầu của pháp luật Vương quốc Anh.
Với việc không còn là thành viên của EU, Vương quốc Anh đặt ra những quy định, yêu cầu riêng đối với hàng hóa lưu hành, tiêu thụ tại thị trường này, trong đó có nhãn hiệu UKCA. Mặc dù nhãn hiệu UKCA đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhưng để các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh theo các yêu cầu mới, phía Anh vẫn chấp nhận sử dụng nhãn hiệu CE trong thời gian chuyển đổi. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023, nhãn hiệu CE của EU không được chấp nhận tại Vương quốc Anh mà thay vào đó các sản phẩm sản xuất cho thị trường Anh phải sử dụng nhãn hiệu UKCA.
Do vậy, kể từ ngày 01/01/2023, chỉ có các sản phẩm có nhãn hiệu UKCA mới được phép lưu hành tại thị trường Anh, tức các sản phẩm có nhãn hiệu CE cũng không được lưu hành. Việc UKCA trở thành yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm công nghiệp lưu thông và sử dụng tại Anh đặt ra thách thức cho doanh nghiệp trong việc mau chóng đăng ký, đáp ứng tiêu chuẩn UKCA, thay thế cho nhãn hiệu CE để có thể đủ điều kiện bán hàng tại Anh.
Ở chiều ngược lại, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Vương quốc Anh là thị trường cung cấp máy móc thiết bị lớn thứ 12 cho Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu trong 8 tháng năm 2023 đạt hơn 133,18 triệu USD, tăng 18,55% so với cùng kỳ năm 2022 (xếp sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Đài Loan, Đức, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Italy, Hồng Kông và Thụy Sĩ). Dù vậy, nhập khẩu từ Anh chỉ chiếm tỷ trọng 0,49% tổng nhập khẩu máy móc thiết bị của cả nước. Riêng trong tháng 8/2023, nhập khẩu máy móc thiết bị của Vương quốc Anh đạt 13,27 triệu USD, giảm 56,34% so với tháng 7/2023 nhưng tăng 13,26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chủng loại nhập khẩu: Máy hiện sóng, máy phân tích quang phổ và các dụng cụ, thiết bị khác để đo hoặc kiểm tra đại lượng điện (không bao gồm máy đo thuộc nhóm 9028) (mã HS 90.30) là chủng loại máy móc thiết bị được Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Vương quốc Anh, với kim ngạch 8 tháng năm 2023 đạt 7,2 triệu bảng Anh, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm tỷ trọng 8,71% trong tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ Vương quốc Anh của cả nước.
Tiếp đến là các chủng loại: Tổ máy phát điện và bộ chuyển đổi quay (HS 85.02) chiếm 8,27%; Máy công cụ, bao gồm. máy ép, để gia công kim loại bằng cách rèn, rèn hoặc rèn khuôn (không bao gồm máy cán); máy công cụ, bao gồm. máy ép, đường,… (mã HS 84.62) chiếm 5,98%; Máy và thiết bị điện, có chức năng riêng biệt, chưa được phân loại trong chương 85 và các phần của chương đó (mã HS 85.43) chiếm 4,26%; Dụng cụ và thiết bị phân tích vật lý hoặc hóa học, ví dụ: máy đo phân cực, khúc xạ kế, quang phổ kế, thiết bị phân tích khí hoặc khói; dụng cụ và,… (mã HS 90.27) chiếm tỷ trọng 4,25%; Thiết bị điện dùng để chuyển mạch hoặc bảo vệ mạch điện, hoặc để kết nối với hoặc trong mạch điện, ví dụ: công tắc, rơle, cầu chì, bộ triệt xung,,… (mã HS 85.36) chiếm 3,96%; Các bộ phận và phụ kiện chỉ phù hợp để sử dụng hoặc chủ yếu với các máy thuộc nhóm 8456 đến 8465, bao gồm cả máy. giá đỡ công việc hoặc dụng cụ,,… (mã HS 84.66) chiếm 3,44%…
Đáng chú ý, nhập khẩu nhiều chủng loại máy móc thiết bị tăng cao so với 8 tháng năm 2022 như: Máy công cụ, bao gồm. máy ép, để gia công kim loại bằng cách rèn, rèn hoặc rèn khuôn (không bao gồm máy cán); máy công cụ, bao gồm. máy ép, đường,… (HS 84.62) tăng 148966,4%; Máy dệt kim, máy khâu liên kết và máy làm sợi quấn, vải tuyn, đăng ten, máy thêu, đồ trang trí, dây tết hoặc lưới và máy chần vòng... (HS 84.47) tăng 35.521,7%; Bộ từ hai dụng cụ trở lên thuộc nhóm 8202 đến 8205, đóng thành bộ để bán lẻ (HS 82.06) tăng 18.572,4%; Kính hiển vi điện tử, kính hiển vi proton và thiết bị nhiễu xạ (HS 90.12) tăng 7856,9%; Cần cẩu tàu; cần cẩu, bao gồm. cần trục cáp (không bao gồm cần trục bánh lốp và cần trục ô tô dùng cho đường sắt); khung nâng di động, xe tải dạng,… (HS 84.26) tăng 6031,2%…
Điều kiện để hàng hóa xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam theo UKVFTA được hưởng ưu đãi thuế quan
Điều 19 Thông tư 02/2021/TT-BCT ngày 11/6/2021 của Bộ Công Thương về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA) quy định: Hàng hóa có xuất xứ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư 02/2021/TT-BCT.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử theo quy định của Vương quốc Anh sau khi Vương quốc Anh thông báo với Việt Nam về cơ chế chứng nhận đối với hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh. Thông báo này có thể bao gồm cả nội dung về việc Vương quốc Anh ngừng áp dụng điểm a và điểm b nêu trên.
Bài: Hoàng Phương
Ảnh bìa và Thiết kế: Maika