Giữ thương hiệu Trám đen xứ Lạng
11/11/2023 lúc 14:00 (GMT)

Giữ thương hiệu Trám đen xứ Lạng

 

trám đen
tram đen

Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm thu hoạch một mùa. Mùa thu hoạch trám tại Lạng Sơn bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 9 âm lịch, sau đó quả tự chín và rụng dần. Cây trám đen được đưa vào trồng ở tỉnh Lạng Sơn cách đây 70 - 80 năm, và được trồng nhiều ở các xã miền núi huyện Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia, Hữu Lũng...

Cây trám, một loài thân gỗ mọc nhiều ở vùng núi và trung du phía Bắc. Những cây trám đen lâu năm ở Lạng Sơn có chiều cao trên 20m, đường kính lên tới 90cm, thân cây to, tán xòe rộng. Cây trám thường ra hoa sớm vào tầm tháng 5 và mùa quả chín chính vụ từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

tram den 1
tram den 2

 Quả trám đen được trồng tại Lạng Sơn có màu tím sẫm, khi chín vẫn màu tím nhưng được bao phủ bên ngoài một lớp phấn trắng. Thịt quả dầy, hạt nhỏ, có vị thơm, bùi, béo đặc trưng. Quả trám đen có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng canxi thuộc loại cao nhất trong các loại quả. Trám đen là loại cây dễ trồng, thích hợp với vùng đồi núi, mỗi năm cho thu hoạch một lần. Trám sau khi tách lấy thịt thì hạt trám lại được thu lại với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg hạt.

Loại quả này mang tới nhiều lợi ích sức khỏe như chống oxy hóa, tốt cho tim mạch, phòng chống tiểu đường, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh viêm đường hô hấp trên.

Ngoài lợi ích sức khỏe, trám đen là món ăn nổi tiếng của Lạng Sơn, trước khi ăn phải om trám cho mềm rồi tách hạt. Quả trám thể chế biến được nhiều món ngon như xôi trám, gỏi trám, trám kho cá, trám nấu canh gà nên được khách ưa chuộng. Đặc biệt, món trám ngâm còn có thể ăn quanh năm.

tram den
trám om
tram kho
xoi tram
goi tra,
nhan dien gia tri

Trước đây cây trám đen thường chỉ được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả làm thực phẩm dân dã cho bữa ăn hằng ngày ở nông thôn. Nay quả trám đen lại trở thành một thứ đặc sản hấp dẫn, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon nên cây trám cũng được nhân rộng diện tích, sản xuất hàng hóa để xuất bán ở nhiều nơi, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân các xã miền núi của xứ Lạng. Nhiều gia đình hiện này có thu nhập vài chục triệu mỗi vụ trám.

Tính đến tháng 10/2022, gia đình ông Tôn Hoàng San, thôn Trung Giáp, xã Đồng Giáp, huyện Văn Quan có khoảng 200 cây trám đen, trong đó, có 60 cây đã trồng được hơn 10 năm và đang cho thu hoạch. Giá bán trên thị trường lên tới 70.000 đến 80.000 đồng/kg, tăng 15.000 đến 20.000 đồng/kg tùy loại nên gia đình có thêm nguồn thu nhập. Sản lượng trám của gia đình tôi dự kiến đạt 1,5 tấn, đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng.

tram dong giap
tram den

Đồng Giáp hiện là xã có diện tích trồng trám lớn nhất của huyện Văn Quan, với diện tích 37 ha, trong đó có trên 30 ha đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2022 ước đạt trên 20 tấn, giá trị kinh tế ước đạt 1,4 tỷ đồng. Xác định trám đen là một trong những cây trồng chủ lực, những năm gần đây, địa phương đã chú trọng tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân mở rộng diện tích trồng mới, đồng thời, phục tráng diện tích bị thoái hóa. Từ đầu năm 2022 đến nay, từ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, xã đã hỗ trợ giống và phân bón với tổng kinh phí trên 200 triệu đồng cho trên 300 hộ nghèo và cận nghèo của xã để mở rộng diện tích trồng trám.

Hiện toàn huyện có trên 80 ha trám đen, trong đó, có 60 ha đang cho thu hoạch (đây là huyện có diện tích trồng trám lớn nhất tỉnh). Cây trám được trồng tập trung tại các xã: Đồng Giáp, Tràng Các, An Sơn, Tân Đoàn… Sản lượng năm 2022 đạt khoảng 250 đến 300 tấn,  ước tính đem lại doanh thu từ 20 đến 24 tỷ đồng.

tram den

Do giá trị kinh tế cao nên nhiều người đã chuyển sang ghép cây để trồng vừa cho thu hoạch nhanh mà cây lại thấp nên dễ hái. Cây trám đen ghép từ 3 - 5 năm tuổi bắt đầu bói quả, từ 7 năm tuổi cây cho thu hoạch ổn định với giá thị trường dao động từ 50 - 100 nghìn đồng/1 kg qua tươi.

Trước đây, trám đen Lạng Sơn chủ yếu được tiêu thụ tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao cũng như có nhiều tác dụng trong việc trị bệnh, sản phẩm trám đen Lạng Sơn đang ngày càng được nhiều người tiêu dùng tìm mua, săn lùng. Hiện thị trường tiêu thụ trám đen Lạng Sơn được mở rộng ra địa bàn các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...

tram den
xây dựng thương hiệu

Tại huyện Hữu Lũng, nhận thấy việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ tạo ra giống cây chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng, để mở rộng diện tích, nâng cao giá trị kinh tế của cây trám đen là cần thiết, từ tháng 1/2018 huyện đã triển khai thực hiện Đề tài “Tuyển chọn và nhân giống trám đen” với tổng kinh phí đầu tư trên 1,4 tỷ đồng.

Tháng 7/2019, huyện Hữu Lũng đã cấp phát giống cây trám đen và phân bón cho các hộ tham gia dự án trên địa bàn. Cụ thể, đã cấp phát 2.500 cây trám đen giống và 1.250 kg phân bón với tổng trị giá 117,5 triệu đồng cho các hộ gia đình tham gia dự án, với tổng diện tích trồng khoảng 5 ha.

Đây là những cây giống được nhân giống bằng phương pháp lấy mắt ghép từ 18 cây trám ưu tú đã được tuyển chọn tại địa phương. Ngay sau khi người dân trồng xong số cây giống trên, huyện đã tiến hành mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp người dân hiểu và nắm rõ các kỹ thuật trồng, chăm sóc thâm canh cây trám đen.

tram den

Để nâng cao giá trị kinh tế quả từ quả Trám đen theo Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Lạng Sơn, ngày 18/3/2019, tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020.

Tháng 5/2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn đã chọn Trung tâm Ứng dụng, Phát triển khoa học công nghệ và Đo lường chất lượng sản phẩm thực hiện Dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm trám đen của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”.

tram văn quan
tram văn quan 2

Ngày 28/10/2020, huyện Văn Quan đã được nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể ch‌o sản phẩm “Trám đen Văn Quan, Lạng Sơn” và định hình cho sản phẩm quả trám đen tươi; trám đen đã sơ chế, chế biến; cây giống trám đen và dịch vụ mua - bán trám đen.

Năm 2021, từ nguồn kinh phí chương trình OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), huyện Văn Quan đã hỗ trợ kinh phí 100 triệu đồng cho chủ thể tham gia chương trình tem truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm; xây dựng website quảng bá; tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ các chủ thể tham gia về các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm. Năm 2022, sản phẩm trám đen Đồng Giáp của huyện Văn Quan đã được công nhận đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

tram den

Bài: Xuân An
Trình bày: My Nguyễn


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí