Mỳ Chũ Bắc Giang: Kết tinh giá trị cội nguồn
20/11/2022 lúc 16:00 (GMT)

Mỳ Chũ Bắc Giang: Kết tinh giá trị cội nguồn

 

Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang, được hình thành và phát triển từ rất sớm, diện tích tự nhiên là 101 km2, dân số hơn 20 vạn người, với 8 dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Chí, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan, sinh sống đan xen ở các làng, bản tạo nên sự giao thoa văn hoá đặc sắc mà ít nơi nào có được.

Mỳ Chũ là sản vật nổi tiếng của thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn. Thôn Thủ Dương chỉ cách thị trấn Chũ (huyện lỵ Lục Ngạn) một cây cầu bắc qua sông Chũ. Cũng như nhiều địa phương khác ở Lục Ngạn, Thủ Dương trồng khá nhiều vải thiều nhưng thu nhập chính của người dân trong thôn lại từ nghề làm mì gạo.

Làng nghề mì Chũ thôn Thủ Dương có trên 300 hộ sản xuất, chiếm tới 85% số hộ của làng nghề. Đa số các hộ đều tham gia các hội và hợp tác xã. Bình quân mỗi ngày, làng nghề sản xuất và tiêu thụ gần 30 tấn mì gạo, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, giá trị thu được đạt trên 8 tỉ đồng mỗi năm”.

Quá trình làm mì ở đây được diễn ra rất tỉ mỉ và công phu, đòi hỏi bí quyết và kinh nghiệm được tích luỹ qua nhiều năm. Quan trọng nhất là khâu lựa chọn nguyên liệu. Nguyên liệu được dùng là gạo bao thai Hồng.

mya chu
my chu 2

Giống lúa tạo ra loại gạo này được trồng trên vùng đất đồi Chũ. Đặc trưng của loại gạo này là tạo ra được những sợi mì có độ dẻo dai, độ trắng và hương thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, nguồn nước phải là nước lấy từ vùng núi đồi sông Lục. Vì chỉ có nước sông Lục mới cho độ mát và trong lành. Nhờ thế, mỳ sản xuất ra có được độ ngon riêng.

Kiểm soát bột, kiểm soát nhiệt độ, cắt và chuyển bánh..., tất cả các khâu phải phối hợp nhịp nhàng để những mẻ bánh sau khi hoàn thành được nhanh chóng đem ra phơi. Quá trình ngâm gạo kéo dài khoảng 4 đến 6 tiếng rồi mới đem xay, sau đó phải để ủ tiếp từ 6 đến 8 tiếng mới có thể đem đi tráng bánh. 

my chu

Nếu thời tiết nắng ráo thì chỉ cần phơi khoảng 3 – 4 tiếng là bánh khô và sau đó bánh sẽ được đem chồng lại, bóc bánh đóng vào khuôn, đem phơi và cắt thành sợi mì đều đặn. 1 kg mỳ Chũ Bắc Giang có mức giá rất phải chăng, từ 35.000 VNĐ - 50.000 VNĐ, phù hợp với mức sinh hoạt của nhiều gia đình.

          

Cách bảo quản mỳ gạo Chũ

Vì mỳ đã được phơi khô nên có thời gian bảo quản lâu hơn các loại mỳ tươi. Sau khi dùng xong nên đóng chặt túi và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Chú ý không dùng tay ướt để lấy mỳ khiến phần mỳ còn lại bị dính nước, mềm ra và nhanh chóng hư hỏng. Có thể bảo quản mỳ trong hòm gạo để mỳ luôn được khô ráo, tránh ẩm mốc vào những ngày mưa lớn hoặc ngày độ ẩm không khí lên cao.

          

 

mya chu 3
mya chu 4
dong goi
mya chu 6a
mya chu 6 c

 

THƯƠNG HIỆU MỲ CHŨ

  đã vươn xa

 

Những năm gần đây, người dân làng nghề xã Nam Dương (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã có nhiều cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng máy móc thiết bị hiện đại để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời nâng cao năng suất. Nhiều hộ sản xuất đã thay thế  lò đốt than, củi tráng bánh bằng lò gas, tạo ra sản lượng tăng gấp 3 lần so với lò than, củi, lại hạn chế bụi bẩn, ô nhiễm.

Xác định hướng phát triển bền vững

Không chỉ sản xuất các sản phẩm thủ công mỳ trắng truyền thống, một số HTX tại Nam Dương đã cho ra đời sản phẩm mỳ rau, củ, quả được khách hàng ưa chuộng. Ví dụ, HTX Mỳ Chũ Trại Lâm Thuận Hương, xã Nam Dương đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thực phẩm Sài Gòn tiêu thụ mỳ Chũ rau, mỳ rau củ, quả để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

my chu
my chu 2
my rau qua

Các sản phẩm mỳ rau, củ, quả gồm: Mỳ gạo lứt, mỳ vừng, mỳ nghệ, mỳ gấc, mỳ hoa đậu biếc, mỳ củ dền, mỳ chùm ngây, khoai lang vàng… Toàn bộ sản phẩm trên được làm từ gạo bao thai hồng và rau, củ, quả trồng theo phương pháp VietGAP; quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỳ được đóng gói bao bì đẹp, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Hoặc từ năm 2020, HTX Mỳ Chũ Xuân Trường cũng tại Thủ Dương cũng xuất khẩu 12 tấn mỳ Chũ sang thị trường Nhật Bản.

Giữ gìn thương hiệu

Nếu như trước đây, người dân thôn Thủ Dương thường đem mỳ ra khu vực bến đò thị trấn Chũ bán cho các thương lái vận chuyển đến mọi miền thì nay sản phẩm đã đi máy bay, có mặt trên kệ hàng của nhiều hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn, sàn thương mại điện tử trong và ngoài nước. 

 

Hiện, làng nghề mỳ Chũ có hơn 300 hộ sản xuất mỳ gạo (chiếm tới 85% số hộ trong làng). Trong đó, chủ yếu các hộ tham gia cùng các HTX trong chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nên không lo đầu ra. Thị trường tiêu ở nhiều tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân làng nghề, nhiều hộ dân, HTX đã trở nên khá giả và quyết tâm gắn bó với nghề truyền thống của cha ông. .

 

Huyện Lục Ngạn hiện có 23 HTX với khoảng hơn 1 nghìn hộ sản xuất mỳ gạo, tập trung nhiều ở các xã: Nam Dương, Trù Hựu, Thanh Hải… Điển hình như: HTX Mỳ gạo Chũ Xuân Trường, HTX Mỳ Chũ Dậu Anh, HTX Mỳ Trại Lâm, HTX Sản xuất mỳ Chũ Hạnh Thái...

Nếu như trước đây, mỳ chỉ ở dạng trắng thô đơn thuần với mẫu mã đơn giản thì nay những người nông dân nơi đây đã có nhiều cải tiến hình thức cũng như chất lượng sản phẩm. Trong đó có việc sản xuất ra các loài mỳ rau, củ, quả tự nhiên giàu giá trị dinh dưỡng và bắt mắt.

Để sản xuất ra loại mỳ này, nguyên liệu chính vẫn là gạo bao thai hồng cùng rau, củ, quả tươi. Những hạt gạo trắng, căng mẩy được đưa vào ngâm qua đêm cho mềm. Sau đó rau, củ, quả gọt vỏ, xay sinh tố hoặc nghiền lọc bỏ bã lấy nước màu, tiếp tục ngâm với gạo từ 1 đến 2 tiếng theo tỷ lệ nhất định. Hỗn hợp này được đem xay thành bột sao cho dẻo và sánh.

my chu

 

Theo đó, mỗi loại rau, củ, quả trộn với gạo cho ra sản phẩm mỳ với màu sắc khác nhau: Nghệ màu vàng, gấc màu đỏ, hoa đậu biếc màu xanh tím than, củ dền hồng, rau chùm ngây ra màu xanh lá, mè đen, hạt điều, gạo lứt ra màu nâu nhạt... Sản phẩm được kiểm định chất lượng ở các cơ quan có thẩm quyền và được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trung bình mỗi tháng một cơ sở sản xuất tại Thủ Dương đưa ra thị trường từ 7 đến 10 tấn mỳ thành phẩm. Đây còn là sản phẩm du lịch được nhiều du khách lựa chọn khi đến với xứ vải thiều Lục Ngạn.

my chu 11

 

Trình bày: Duy Kiên - Ánh Tuyết


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí