Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
08/09/2024 lúc 10:00 (GMT)

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Theo số liệu của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cả nước hiện có hơn 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ lệ 46,43%. Có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô...

Thống kê cho thấy, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công nghiệp ô tô hiện có chưa đến 100 nhà cung cấp cấp 1 và 150 nhà cung cấp cấp 2,3. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm khoảng 2,7% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, đồng thời thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Tổng số sản phẩm trong ngành này là 1.221, trong đó đa số là sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị của một chiếc ô tô. Các doanh nghiệp đang tập trung phát triển những sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp hoặc linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…, tổng cộng 287 chi tiết, cụm chi tiết, đạt tỷ lệ khoảng 20%. 80% còn lại, trong đó có các chi tiết, linh kiện chính của ô tô về động cơ, hệ truyền động, hộp số, hệ thống an toàn, hệ thống điện tử trên xe, đặc biệt là chip bán dẫn, Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn từ nước ngoài.

Trong khi đó, một chiếc xe ô tô có khoảng 30.000 chi tiết linh kiện, với hàng trăm bộ phận bán dẫn cùng khoảng 1.400 loại chip trên xe. Tuy nhiên, hiện nay chưa có doanh nghiệp trong nước nào sản xuất được đầy đủ một con chip mà đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao. Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô của Việt Nam, do đó cũng thấp hơn so với các quốc gia đi trước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia (trung bình 65-70%).

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Ngoài tỷ lệ nội địa hóa thấp, ô tô trong nước còn chịu chi phí sản xuất lắp ráp cao hơn các nước trong khu vực. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, nguyên nhân do linh kiện sản xuất trong nước còn ít khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe tại Việt Nam cao hơn từ 10 - 20%, đẩy giá bán xe lắp ráp trong nước cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

Cục Công nghiệp cho biết, hiện tỷ lệ sở hữu ô tô của Việt Nam ở mức 23 chiếc/1.000 người dân, chỉ bằng 1/10 của Thái Lan và 1/20 của Malaysia. Tuy nhiên, thị trường ô tô Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng xếp thứ hai Đông Nam Á. Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô nước ta nói chung và công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ô tô nói riêng được nhận định vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng để phát triển.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Để cải thiện năng lực sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, Bộ Công Thương thời gian qua đã tích cực triển khai nhiều hoạt động hợp tác quốc tế với các đối tác phát triển, các Tập đoàn, công ty đa quốc gia.

Riêng đối với Nhật Bản, trong 8 Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, hai bên đã thống nhất thành lập thêm tổ công tác số 9 nhằm hợp tác phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Năm 2022, trong khuôn khổ Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng, tổ công tác đã thống nhất “Kế hoạch hành động hợp tác” thuộc lĩnh vực công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các nội dung như: hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ; chương trình đào tạo các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô; và hỗ trợ nâng cao năng lực các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp.

Trong đó, việc Bộ Công Thương và Toyota Việt Nam cùng đồng hành và thực hiện dự án hợp tác hỗ trợ và phát triển các nhà cung cấp nội địa trong ngành ô tô đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cộng đồng các doanh nghiệp trong nước và sự hưởng ứng, học tập kinh nghiệm từ các doanh nghiệp quốc tế khác.

Sau 4 năm triển khai (2020-2023), các hoạt động hợp tác đã đạt nhiều kết quả đáng kể như triển khai đào tạo cải tiến sản xuất và tư vấn hiện trường cho hơn 60 nhà cung cấp mới; Tổ chức các chuyến đi đến nhà cung cấp của Toyota và các buổi tọa đàm nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển nhà cung cấp; Hỗ trợ thành công 2 nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn 5S mức 3 và từng bước hỗ trợ họ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Đáng chú ý, thông qua các hoạt động hợp tác với Bộ Công Thương, Toyota Việt Nam đã tuyển dụng được 1 nhà cung cấp và lựa chọn thêm 7 nhà cung cấp tiềm năng.

Đến nay, Toyota đã trở thành 1 trong những doanh nghiệp có số lượng nhà cung cấp nội địa nhiều nhất tại Việt Nam, với số lượng 13 nhà cung cấp nội địa trên tổng số 60 nhà cung cấp. Tổng số sản phẩm nội địa hóa đạt trên 1.000 sản phẩm các loại.

Nhằm lan tỏa những kết quả này, năm 2024, Cục Công nghiệp và Công ty Toyota Việt Nam tiếp tục khởi động Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên.

Chương trình sẽ hỗ trợ tư vấn tại hiện trường cho 05 doanh nghiệp Việt Nam gồm: Công ty Cổ phần Công nghệ và Thương mại SIGMA VIỆT NAM; Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech); Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hoa An; Nhà máy Z131; Công ty TNHH Công nghiệp Haast Việt Nam.

Chương trình đặt mục tiêu nâng cao năng lực và tăng khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần vào sự phát triển của ngành Công nghiệp cơ khí, tự động hóa cũng như ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su bằng cách cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại. Sau đó, cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

 

 

“Dựa trên những kết quả tích cực đã đạt được, hy vọng sự hợp tác giữa hai bên sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực quản trị, trình độ kỹ thuật và tái cấu trúc sản xuất theo kinh nghiệm từ Nhật Bản, đồng thời phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp.”

Ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương

Chương trình đặt mục tiêu nâng cao năng lực và tăng khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần vào sự phát triển của ngành Công nghiệp cơ khí, tự động hóa cũng như ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

Cụ thể, Toyota Việt Nam sẽ đồng hành và hỗ trợ có chiều sâu cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực dập, đúc, nhựa và cao su bằng cách cử chuyên gia đến làm việc, tìm ra những vấn đề tồn tại. Sau đó, cùng doanh nghiệp đưa ra biện pháp, kế hoạch cải tiến khắc phục, từ đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp.

          

Bài: Thy Thảo
Ảnh: Ngọc Châm
Thiết kế: Duy Kiên

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí