MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA CANADA

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Canada tăng trưởng tương đối ổn định trong nhiều năm qua, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu vào Canada, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng song chủ yếu là hàng dệ

 

 

 

                        Mặc dù Việt Nam và Canada có tiềm lực về kinh tế song quan hệ kinh tế hiện vẫn chưa thực sự tương xứng. Để đẩy mạnh được xuất khẩu sang Canada, các doanh nghiệp cần phải chú ý đến các rào cản kỹ thuật thương mại Canada đặt ra cho các sản phẩm nhập khẩu vào nước này.

            Quy chuẩn kỹ thuật các mặt hàng lựa chọn tại thị trường Canada.

            - Luật về an toàn hàng tiêu dùng (consumer safety law).

            - Quy định về bao bì, bao gói và dán nhãn đối với hàng tiêu dùng (consumer packaging and labelling regulations);

            - Quy định đối với các sản phẩm chế biến (processed products regulations).

            - Quy định về liệt kê các chất (hoặc thành phần chất) có thể gây ra bệnh dị ứng hay có tính nhạy cảm: các quy định này mặc dù cũng đã được nêu trong Quy định về bao bì, bao gói và dán nhãn đối với hàng tiêu dùng, những Cơ quan kiểm soát thực phẩm Canada (CFIA) vẫn thường xuyên bổ sung danh mục các chất, và đưa ra những hướng dẫn mới liên quan đến vấn đề này. Mặt hàng chịu tác động ở đây là: thủy sản, cà phê và hạt điều.

            - Đạo luật của Canada về sản phẩm nông sản (Canada Agricultural Products Act).

            - Đạo luật về các sản phẩm độc hại (Hazardous Products Act).

            - Đạo luật bảo vệ môi trường Canada (Canadian Environmental Protection Act).

            Bên cạnh đó, danh mục địa chỉ Website của các cơ quan có thẩm quyền chính của Canada về từng lĩnh vực chuyên môn có thể tìm được tại địa chỉ: http:www.gc.ca/depts/major/de pinde.html và www.inspection.gc.ca/english/fss a/labeti/allerg/allerge.shtml

            Tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các hàng hóa tại thị trường Canada

            Hội đồng Tiêu chuẩn Canada (SCC) là cơ quan đầu mối về vấn đề tiêu chuẩn hóa và đánh giá tích hợp chuẩn ở Canada, đồng thời điểm hành Cơ quan Hỏi đáp về vấn đề này theo quy định của Hiệp định WTO về Các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) và Hiệp định về Vệ sinh Dịch tễ (SPS). Hệ thống tiêu chuẩn của Canada bao gồm: tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn địa phương (2). Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn vẫn còn khác nhau giữa các bang và khu vực lãnh thổ, mặc dù chính quyền trung ương liên tục cố gắng thúc đẩy vấn đề hài hòa hóa các hệ tiêu chuẩn.

            - Tiêu chuẩn thực thi: áp dụng cho vấn đề an toàn thực phẩm, lĩnh vực nhiên liệu và thiết kế bao bì để vận chuyển hàng độc hại.

            - Tiêu chuẩn mô tả: tiêu chuẩn này nhận dạng đặc điểm sản phẩm như độ dày, loại và kích cỡ vật liệu.

            - Tiêu chuẩn thiết kế: tiêu chuẩn này nhận dạng các đặc điểm kỹ thuật hay thiết kế của một sản phẩm, ví dụ: ống dẫn dầu.

            - Tiêu chuẩn quản lý: là bộ tiêu chuẩn về vấn đề hệ thống quản lý môi trường và chất lượng, ví dụ: ISO 9000 và ISO 14000.

            Theo quy định hiện hành thì Canada không bắt buộc phải tuân thủ các bộ tiêu chuẩn này đối với hàng nhập khẩu, tuy nhiên các cơ quan chức năng Canada đưa ra những yêu cầu về hệ thống chất lượng đối với việc kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng này thay đổi tùy theo mức độ rủi ro có liên quan đến việc sử dụng sản phẩm. Ví dụ: đối với thiết bị y tế từ loại II trở lên cần được Bộ Y tế Canada cấp giấy phép, và nhà sản xuất phải áp dụng hệ thống chất lượng được đánh giá và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 13485 và 13488. Quy định về yêu cầu chất lượng đối với việc kinh doanh thiết bị y tế của Canada có thể tìm được tại địa chỉ:

            http://strategis.ic.gc.ca/epic/internet/inmd-am.nsf/en/hi00038e.html

            và http://www.hc-sc.gc.ca/dhp-mps/md-im/qualsys/indexe.html#Registrars

            Canada duy trì các quy định kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, hóa chất, dược phẩm, năng lượng, thực phẩm, thiết bị vận tải, viễn thông, môi trường… Tuy nhiên, do không phân loại quy định theo mã số hàng hóa (mã HS) nên một quy định thường có tác động lên nhiều loại sản phẩm.

            - Tiêu chuẩn môi trường:

            Luật về môi trường đã được Chính phủ Canada và chính quyền các bang thông qua. Ở cấp Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Môi trường chịu trách nhiệm điều hành quản lý các vấn đề liên quan đến môi trường. Văn bản luật cơ bản về môi trường là Luật bảo vệ môi trường (CEPA) có hiệu lực từ 31/3/2000.

            Trong luật Bảo vệ môi trường (CEPA) yêu cầu đối với các sản phẩm như: dược phẩm, sản phẩm sinh vật sống thì phải tiến hành phân loại theo quy tắc Thông báo sản phẩm mới (NSN). Nội dung thông báo bao gồm các số liệu kiểm tra về tính chất sinh hóa, tác động môi trường, tỷ lệ độc tố… trong sản phẩm.

            - Quy định về bao gói, nhãn mác:

            Luật chung của Canada về nhãn mác là Luật bao gói và nhãn mác tiêu dùng (CPLA). Trong đó liệt kê các yêu cầu về bao gói nhãn mác đối với hàng tiêu dùng được đóng gói sẵn. Theo CPLA, nhãn mác của các hàng tiêu dùng này phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

            - Trên nhãn mác phải ghi thông tin về sản phẩm hoặc chức năng công dụng của sản phẩm. Phần thông tin này phải được ghi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, phải được thể hiện trên bìa chính của bao gói và được ghi một cách rõ ràng dễ đọc. Nhà nhập khẩu cũng có thể nộp đơn lên bộ phận nhãn hiệu hàng hóa thuộc Bộ Công nghiệp Canada để được miễn trong 1 năm việc ghi nhãn hiệu bằng 2 thứ tiếng.

            - Trên nhãn mác phải ghi rõ ràng cụ thể thông tin về trọng lượng tịnh, số lượng, dung tích của hàng hóa. Các thông tin này phải được ghi bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

            - Trên nhãn mác phải ghi tên nhà cung cấp và địa chỉ trụ sở chính của công ty, là nơi sản phẩm được bao gói sẵn được sản xuất hoặc tái chế để bán. Thông tin này phải được thể hiện bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và phải được thể hiện trên bề mặt ngoài cùng của bao gói (trừ phần trên cùng).

            - Một lưu ý quan trọng là cần ghi rõ xuất xứ của hàng hóa trên bao bì, nếu không rất có thể lô hàng sẽ bị trả về.

            - Những thông tin bổ sung (Vd: Hướng dẫn sử dụng) thì không bắt buộc phải ghi và cũng không bắt buộc phải ghi bằng 2 thứ tiếng, ngoại trừ ở bang Que bec. Bang này yêu cầu tất cả các nội dung về sản phẩm ghi trên nhãn hiệu phải được ghi bằng 2 thứ tiếng. Luật CPLA cấm các sản phẩm có nhãn hiệu ghi các thông tin sai lệch hoặc lừa dối.

            - Hệ thống HACCP:

            Đây là hệ thống áp dụng cho hàng thực phẩm, Cơ quan kiểm soát thực phẩm Canada (CFIA) có xây dựng Chương trình Nâng cao An toàn Thực phẩm (FSEP: The Food Safety Enhancement Program), theo đó khuyến khích và hỗ trợ việc phát triển, thực hiện và duy trì Hệ thống HACCP ở tất cả các cơ sở chế biến thực phẩm của Canada và nước ngoài. Do vậy việc thực phẩm nhập khẩu có chứng nhận về việc áp dụng Hệ thống HACCP sẽ dễ dàng được chấp nhận nhập khẩu vào Canada hơn. Thông tin thêm về vấn đề này có thể tìm thấy tại địa chỉ:

            http://www.inspection.gc.ca/english/fssa/polstrat/haccp/haccpe.shtml

            - Về tiêu chuẩn lao động và an toàn lao động:

            Canada không bắt buộc các cơ sở kinh tế của mình phải áp dụng bộ tập quán SA 8000, lý do là: Canada đã có các quy định riêng (thậm chí chặt chẽ hơn) về các tiêu chuẩn lao động và an toàn lao động. Canada cũng không có bất kỳ quy định nào yêu cầu nhà sản xuất nước ngoài phải áp dụng SA 8000 mới được xuất khẩu hàng hóa vào Canada. Tuy nhiên, do quá trình toàn cầu hóa, nên hiện nay nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài nhập khẩu hàng hóa vào Canada có thể yêu cầu nhà cung cấp nước ngoài phải áp dụng SA 8000 tại các cơ sở sản xuất thì họ mới chấp nhận nhập khẩu.

            - Về tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng; tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường:

            Vấn đề an toàn cho người sử dụng thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan cạnh tranh công nghiệp Canada. Thông tin thêm có thể xem tại địa chỉ:

            http://www.competitionbureau.gc.ca/internet/index.cfm?itemID=1248&lg=e

            - Về tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (SA 8000 và chương trình WRAP):

            Quan điểm của Canada được thể hiện qua nội dung tại các địa chỉ web sau:

http://www.assnat.qc.ca.eng/publ ications/rapports/concfp1.htm

http://strategis.ic.gc.ca/epic/internet/incsr-rse.nsf/en/hrs00018e.html

http://www.conferenceboard.ca/GCSR/

            http://www.conferenceboard.ca/GCSR/research/intitiatives.htm

            http://www.conferenceboard.ca/GCSR/links/default.htm.

 

 

 

 

           

 

  • Tags: