Theo quan niệm dân gian, mưa rửa đền là một điều linh thiêng gắn liền với truyền thuyết về Vua Hùng. Và đúng như sự mong mỏi của người dân, sáng nay đúng ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, một trận mưa rào lớn kéo dài trong vòng 15 càng minh chứng cho sự linh nghiệm khó giải thích này.
Thường là vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, mưa rửa đền thường sẽ diễn ra vào trước và sau, hoặc đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch). Những cơn mưa như thanh tẩy, rửa sạch mọi bụi phàm trần, đón người dân khắp nơi đổ về dâng hương vào giỗ Tổ. Dù mưa ít hay mưa nhiều nhưng năm nào cũng có, rất hiếm khi nào trời không mưa.
Bao đời nay, người dân miền đất Tổ vẫn lưu truyền những câu chuyện về cơn mưa rửa đền diễn ra đúng vào Giỗ Tổ Hùng Vương trong đó có câu chuyện về 99 ngọn đồi tượng trưng cho 99 con voi trung thành hướng đầu về núi Nghĩa Lĩnh, còn một con voi quay ngược lại với đàn đã bị chém đứt cổ. Đây cũng là khởi nguồn về sự tích cơn mưa rửa đền được dân gian lan truyền đến tận bây giờ.
Tương truyền rằng, Thần linh đã ban cho Vua Hùng 100 con voi thần, chỉ hướng về núi Nghĩa Lĩnh khi nghe trống đồng do vua đánh. Khi Vua Hùng chọn vùng nũi Nghĩa Lĩnh làm đất đóng đô, 100 con voi đã chầu về đất Tổ. Nhưng trong đàn voi chỉ có 99 con cùng quay đầu một hướng, còn một con quay đầu về hướng Bắc. Cho rằng con voi này có ý đồ phản chắc nên Vua Hùng đã sai con gái cả là nàng Bầu chém chết con voi bất nghĩa.
Vua Hùng cầu khấn Thần Rừng nếu là con voi trung nghĩa thì chứng tỏ bằng tâm huyết đỏ như máu ta, đó là Thần dân trung thành. Từ vết thương của con voi, dòng máu đỏ tuôn ra, chứng tỏ lòng trung thành. Nhà vua cúi xin cha Trời, mẹ Đất rằng mỗi năm vào ngày này, hãy đổ xuống mưa thần làm dịu nỗi đau của con voi trung nghĩa.
Trời bỗng đổ một trận mưa rào rất to. Đêm đó là mùng 10 tháng 3. Người đời sau bảo rằng đó là "Mưa rửa đền".
Theo tín ngưỡng dân gian, mưa rửa đền gắn liền với nghi thức làm lễ "mộc dục" trong các tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa. Tức là tắm tượng và các đồ thờ, linh khí chốn đền miếu trước khi tiến hành các nghĩ lễ trong mùa lễ hội. Với mục đích làm cho không gian cúng tế được thanh tịnh, trang nghiêm. Chính vì vậy, khi trước lễ hoặc trong lễ có mưa, người ta sẽ liên tưởng ngay đến việc thần linh cho mưa để "làm sạch" cả ngôi đền, vì thế nên gọi là "mưa rửa đền".