Phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm nghiệp, công nghệ thông tin của miền Trung, rút ngắn khoảng cách với các thành phố lớn, đủ sức tham gia AFTA, WTO; thành phố công nghiệp trước năm 2020 và là một trong những địa phương dẫn đầu về ứng dụng và phát triển CNTT của cả nước;
Mục tiêu cụ thể:
1. Công nghiệp:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng bình quân 15,5% thời kỳ 2006 - 2010.
* Phấn đấu năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 24.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong GDP của thành phố; lao động ngành công nghiệp chiếm khoảng 38-40% tổng số lao động có việc làm. Giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đạt khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn thành phố.
TP Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng bình quân GDP công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 là 12,2%; tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP của TP năm 2015 là 45,4%. Trong đó, phát triển công nghiệp có chọn lọc, tập trung ưu tiên phát triển những ngành hàng và những sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng cao...
* Phát triển công nghiệp hướng đến những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao; coi trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản xuất tư liệu sản xuất, các mặt hàng xuất khẩu. Trước mắt, ưu tiên một số sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp kỹ thuật cao: điện tử, tin học, vật liệu mới... Hình thành Khu Công nghệ cao, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, các ngành công nghiệp mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường dựa vào lợi thế so sánh của thành phố. Phấn đấu năm 2010, có trên 30 doanh nghiệp lớn (doanh thu trên 300 tỷ đồng) cơ bản hoàn thành việc đầu tư công nghệ tiên tiến và tự động hoá, áp dụng hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế, trở thành doanh nghiệp điện tử (e-company); 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt các chỉ tiêu trên.
* Xây dựng công nghiệp theo hướng mở, đa ngành, tận dụng lợi thế của thành phố và khu vực để củng cố và hình thành doanh nghiệp mới theo nhiều quy mô nhiều thành phần; trong đó đặc biệt chú ý hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn đủ khả năng cạnh tranh, chuyển đổi mạnh cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 các doanh nghiệp lớn của thành phố đều có mối liên kết, hỗ trợ trên toàn vùng; khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 60% GTSXCN trên địa bàn.
Quy hoạch quỹ đất dự phòng cho phát triển thêm 4 KCN với tổng diện tích khoảng 1300 ha; phân bố mạng lưới các KCN tập trung đảm bảo khai thác các lợi thế về quỹ đất, nguồn cung ứng nguyên liệu và lao động, đặc biệt chú trọng việc kết hợp phát triến các KCN với quy hoạch, chỉnh trang lại đô thị, hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông. Xây dựng riêng các KCN cho phát triển CNTT, Khu Công nghệ cao.
- Tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng; lập phương án khai thác vốn từ quỹ đất ven các KCN để đầu phát triển hạ tầng KCN.
- Tiến hành rà soát quy mô các doanh nghiệp đã thuê đất ở các KCN, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án đầu tư; ban hành quy định quản lý chặt chẽ, thống nhất việc quyết định cho thuê đất ở các KCN tập trung (việc bố trí doanh nghiệp vào các KCN phải được UBND thành phố đồng ý)
- Nhanh chóng hình thành công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế và tăng cường các thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại tạo ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường: công nghiệp chế biến hải sản, công nghiệp phần mềm, công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu biển, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển và những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu.
- Triển khai xây dựng và có cơ chế quản lý thích hợp đối với các khu công nghiệp Liên Chiểu, Hoà Khánh, Đà Nẵng. Đẩy mạnh việc khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển công nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp vệ tinh, công nghiệp chế biến, dịch vụ khu vực nông thôn. Di chuyển các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành theo quy hoạch phát triển công nghiệp của thành phố.

  • Tags: