+ Nông nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng nông - lâm- ngư- nghiệp bình quân đạt 4%/ năm.
- Sản lượng lương thực có hạt bình quân mỗi năm 22 vạn tấn.
- Giá trị chăn nuôi chiếm trên 30% cơ cấu giá trị nông nghiệp.
- Mỗi năm trồng mới 4.500 ha rừng tập trung, 2-2,5 triệu cây phân tán.
- Khoanh nuôi tái sinh 3.000 ha và bảo vệ 25.000 ha rừng tự nhiên.
- Nâng độ che phủ đến năm 2010 đạt 43%.
Phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế mạnh của tỉnh
- Đến năm 2010 tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 27000 tấn, trong đó sản lượng thuỷ hải sản xuất khẩu là 5.500 tấn.
- Quy mô diện tích nuôi thuỷ sản đến năm 2010 từ 3.500 - đến 4.000 ha, trong đó nuôi thuỷ sản nước lợ 2.000 ha.
- Đến năm 2010 xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ sản của tỉnh.

+ Văn hoá – thông tin, thể dục thể thao.
- Đến năm 2010, 100% huyện có thư viện, nhà văn hoá, khu vui chơi trẻ em- 100% xã có khu sinh hoạt văn hoá, thể thao.
- 90% làng, bản, khu phố có trung tâm sinh hoạt văn hoá học tập cộng đồng
- 80% số làng, bản, đơn vị và trên 70% số gia đình được công nhận là làng, đơn vị văn hoá và gia đình văn hoá đạt chuẩn.
- 100% huyện có nhà thi đấu và luyện tập tổng hợp.
- Toàn tỉnh có từ 22-25% dân số tập luyện TDTT thường xuyên, 16-18% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao. 

+ Chăm lo sự nghiệp Giáo dục – Đào tạo.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả, nhất là ở bậc trung học và dạy nghề. Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao. Quảng Trị đã được công nhận phổ cập giáo dục THCS, phấn đấu đến năm 2010 đạt 70% phổ cập THPT, tạo nền tảng để đến năm 2015 cơ bản hoàn thành phổ cập THPT đúng độ tuổi . Tỉnh có 5 trường Trung học chuyên nghiệp, 1 trường Cao đẳng, 1 trường Đại học, hàng năm đào tạo trên 2000 sinh viên có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng và đại học trên các ngành, các lĩnh vực. Tỉnh đã chủ động mở rộng hợp tác với các trường Đại học trong và ngoài nước để đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh. Nhiều đề án, chính sách về giáo dục được triển khai thực hiện tốt. Phong trào xã hội hoá giáo dục được phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, đảm bảo được nguồn nhân lực trước mắt và dự trữ cho tương lai của tỉnh nhà.
- 100% số xã đạt chuẩn phổ cập THCS.
- Trên 85% số xã có trường học cao tầng, kiên cố.
- 80-85% số xã có trường THCS.
- Huy động 80% số trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, lớp mầm non; 99% trẻ 5 tuổi vào lớp mẫu giáo; trên 90% học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10.
- 65-70% số xã đạt chuẩn phổ cập THPT, tạo nền tảng để đến năm 2015 toàn tỉnh cơ bản đạt chuẩn phổ cập THPT theo độ tuổi. 

+ Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, Dân số, gia đình và trẻ em.
Mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở đã tập trung đầu tư xây dựng và phát triển. Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao. Số giường bệnh và nhiều thiết bị hiện đại đã được đầu tư cho các trung tâm y tế từ tỉnh đến huyện. Số cơ sở y tế trên toàn tỉnh: 161 với 1.609 giường bệnh, trong đó có 10 bệnh viện, 12 phòng khám đa khoa khu vực, 01 trạm điều dưỡng, 100% xã, phường có trạm y tế, gần 67% xã có bác sĩ; toàn tỉnh có 379 bác sĩ, dược sĩ cao cấp; trình độ chuyên môn và y đức của đội ngũ thầy thuốc được nâng lên đảm bảo cho việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân và các dịch vụ y tế.
- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,1%.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 20%.
- 100% trẻ mồ côi được chăm sóc.
- Giảm tỷ lệ mẹ chết do thai sản xuống còn 0,4%.
- Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi xuống còn 12%.
- 100% số xã vùng đồng bằng và vùng biển, 80% xã vùng núi có bác sĩ.
- Có 75-80% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- 60% số hộ sử dụng nước sạch.

+ Giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã, thị trấn đến năm 2010 xuống còn dưới 4%. Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 85%.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 30-35% vào năm 2010, trong đó qua đào tạo nghề đạt 23-25%.
- Bình quân mỗi năm giảm từ 2,5-3% hộ nghèo.
Đến năm 2010 cơ bản xoá nhà dột nát cho tất cả các hộ nghèo.
  • Tags: