Trong số 56 công ty thủy sản nằm trong đợt xem xét hành chính sơ bộ lần này của DOC, công ty chịu mức thuế bán phá giá cao nhất là Minh Phú với 1,5%, tiếp theo là Công ty Thuận Phước, Công ty đông lạnh thủy sản 32, và Thủy sản Mỹ Sơn là 1,06%, riêng công ty Sao Ta (Fimex Vn) là 0%, còn lại những công ty khác chịu mức thuế là 0,93%.
Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nếu so sánh với lần xem xét POR 8 khi các doanh nghiệp chịu mức thuế bình quân là 6,37%, thì trong lần xem xét sơ bộ này mức thuế đã giảm đi nhiều. Đây chính là tin mừng và có tác động tốt đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ trong thời gian tới.
Tuy vậy, đây mới chỉ là lần xem xét sơ bộ và chậm nhất là đến tháng 9-2015 DOC mới đưa ra kết quả cuối cùng. Tức là trong khoảng thời gian này, các công ty thủy sản Việt Nam vẫn phải chịu mức thuế 6% của lần thứ 8 vì lần POP 9 chưa có kết quả chính thức.
Lý do DOC đưa ra kết quả sơ bộ lần POR 9 này thấp hơn nhiều so với lần trước, theo ông Hòe, là do phía cơ quan này chọn thị trường thay thế cùng một lúc ở cả ba nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành. "Việc chọn quốc gia nào để tính giá thành của DOC thường ảnh hưởng rất lớn đến thuế bán phá giá tôm của Việt Nam ngay sau đó" - ông Hòe cho biết.
Trong lần công bố kết quả chính thức đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8), thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam có mức trùng bình là 6,37%, trong đó, công ty chịu mức thuế cao nhất là là 25,76%, còn thấp nhất là 4,98%.
var text=document.getElementById("ctl00_cphContent_lblContentHtml").style.fontSize; var Zoom=(text.replace("px","")==8)?12:text.replace("px",""); function TextZoom(Step) { if(Zoom>30 || Zoom