Myanmar đang dần trở thành nước cung cấp thiếc lớn cho Trung Quốc

Các chuyên gia thị trường cho biết, Myanmar đang trở nên đáng chú ý hơn trên bản đồ xuất khẩu thiếc thế giới trong bối cảnh Indonesia – nước xuất khẩu thiếc lớn nhất thế giới – tìm cách hạn chế xuất k

Theo dự báo của công ty tư vấn ITRI Ltd. (Anh), sản lượng thiếc của Myanmar sẽ tăng thêm 12% lên mức 28.000 tấn trong năm 2015, chiếm 10% tổng sản lượng thiếc trên toàn cầu. Dự báo sản lượng thiếc của Myanmar sẽ tiếp tục tăng lên nhờ việc mở rộng khai thác tại mỏ thiếc Heinda của nước này.

Tính từ đầu năm đến nay, giá thiếc trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã giảm 13%, trở thành kim loại có mức giảm giá lớn nhất trong số các kim loại công nghiệp, do tình trạng dư thừa nguồn cung. Vào ngày 16/10/2014, giá thiếc trên sàn LME đã giảm xuống chỉ còn 19.000 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 7/2013; chỉ số giá 6 kim loại công nghiệp trên sàn LME đã giảm 2,8% trong năm nay.

Theo một báo cáo của tập đoàn Macquarie Group Ltd., được công bố vào ngày 14/10/20114, tình trạng dư cung thiếc sẽ còn kéo dài đến qua năm 2016.

Trước đó, trong năm 2013, Indoensia đã thắt chặt việc giao dịch thiếc tại nước này với yêu cầu các nhà xuất khẩu thiếc của nước này phải giao dịch thiếc trên Sàn giao dịch hàng hóa và chứng khoán phái sinh Indonesia (ICDX) trước khi xuất khẩu. Bên cạnh đó, Indonesia cũng đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu quặng thô kể từ ngày 12/1/2014 nhằm khuyến khích các nhà khai khoáng trong nước xây dựng các lò xử lý khoáng sản. Indonesia kỳ vọng các động thái trên sẽ giúp nâng giá kim loại thiếc và đưa Indonesia thay thế sàn LME thành nơi định giá thiếc trên toàn cầu. Hãng tin Bloomberg cho biết, kể từ ngày 1/11, Indonesia có thể ban hành những quy định mới về việc đóng gói, ghi nhãn, kích thước và khối lượng thiếc xuất khẩu để kiểm soát chặt hơn hoạt động xuất khẩu.

Trong năm 2013, Indonesia đã ban hành một loạt chính sách hạn chế
 hoạt động xuất khẩu thiếc (ảnh minh họa)

Tập đoàn PT Timah – hãng khai thác thiếc lớn nhất Indonesia, dự báo giá thiếc sẽ vẫn được giữ trên mức 21.000 USD/tấn do các quy định hạn chế xuất khẩu mới của Chính phủ Indonesia. Khảo sát của hãng tin Bloomberg cho biết, lượng thiếc xuất khẩu của Indonesia trong quý IV/2014 chỉ đạt 16.000 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2013; trong năm 2013, Indonesia xuất khẩu được 91.613 tấn thiếc.

Tuy nhiên, ông Kriangkrai Chavaltanpipat, giám đốc quản lý công ty khai thác thiếc Myanmar Pongipat Co. (Myanmar) nhận định, thị trường đang chuyển sự tập trung từ Indonesia sang Myanmar. Trong 5 năm trước, Myanmar chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ thiếc sang Trung Quốc, tuy nhiên, điều này đã thay đổi mạnh trong hai năm trở lại đây khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư khai thác thiếc tại Myanmar sau khi Indonesia ban hành các lệnh hạn chế xuất khẩu, theo ông Kriangkrai Chavaltanpipat. Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng thiếc lớn nhất thế giới với nguồn cung thiếc chủ yếu đến từ Indonesia.

Báo cáo của tập đoàn Macquarie Group Ltd., cũng cho biết, các lệnh hạn chế xuất khẩu của Indonesia sẽ không có tác dụng do nguồn cung thiếc từ Myanmar và một số quốc gia khác tăng lên. Theo số liệu của Cơ quan thống kê kim loại thế giới, trong 7 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 13.580 tấn thiếc/tháng, tăng mạnh so với mức 7.906 tấn/tháng trong cùng kỳ năm 2013. Trong 8 tháng đầu năm 2014, lượng thiếc được Myanmar xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng 50% và cung cấp thêm 4.500 tấn thiếc ra thị trường trong năm 2014.
Đặng Quang (Theo Bloomberg.com)