Ngành công nghiệp thép Trung Quốc đối mặt với nhiều áp lực lớn

Hiệp hội thép Trung Quốc cho biết sản lượng thép của Trung Quốc đã giảm xuống do các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã kiềm chế các nhà máy thép gia tăng công suất. Bên cạnh đó, việc Chính ph

Tính từ đầu năm 2014, giá quặng sắt đã giảm hơn 20% do thị trường quặng sắt dự báo sẽ rơi vào tình trạng dư cung và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng quặng sắt của Trung Quốc, nước sử dụng quặng sắt nhiều nhất thế giới, ở mức thấp.

Ông Wang Xiaoqi, phó chủ tịch của Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc (CISA) cho biết: “Các yêu cầu gia tăng công suất của các nhà máy thép đã bị kiềm chế, các công ty không còn khả năng mở rộng và họ đang đặt trọng tâm vào việc bảo vệ môi trường”.

Cuộc chiến chống ô nhiễm đã dẫn đến việc đóng cửa một số nhà máy thép ở Trung Quốc. Trung Quốc hiện là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới; trong năm 2013, sản lượng thép của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục 779 triệu tấn.

ViệcChính phủ Trung Quốc thắt chặt tín dụng cũng đã khiến chi phí của các nhà sản xuất thép tại Trung Quốc trong quý I/2014 tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Zhang Dianbo, trợ lý chủ tịch Baosteel Group – doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu tại Trung Quốc nhận định: “Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực rất lớn và nhiều công ty kinh doanh và nhà máy thép sẽ tự tìm nguồn tài chính từ nước ngoài để duy trì hoạt động”. Baosteel Group dự báo tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc sẽ tăng 3,8% trong năm 2014 lên mức 809.000.000 tấn.

Những bất ổn về tình hình tài chính về các ngành công nghiệp cồng kềnh tại Trung Quốc bao gồm cả ngành thép đã khiến nhiều ngân hàng Trung Quốc cắt giảm cho vay đối với các doanh nghiệp thép.

Ông Yang Siming, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn sắt thép Nanjing cho biết: “Ngành công nghiệp thép Trung Quốc đang đối mặt với một mùa đông thực sự. Tình trạng dư thừa công suất trong khi đó tăng trưởng tiêu thụ thép ở mức thấp đã khiến nhiều công ty thua lỗ, cùng với đó việc thắt chặt tín dụng, tình trạng phá sản của các doanh nghiệp đang tăng cao”.

Tuy nhiên, các nhà cung cấp quặng sắt chính cho Trung Quốc bao gồm tập đoàn khai khoáng Vale và BHP Billiton đang lên kế hoạch nâng sản lượng khai thác với sự tin tưởng rằng nền kinh tế Trung Quốc có khả năng tiếp tục hấp thụ được lượng quặng sắt tăng thêm.

Dự kiến tổng công suất khai thác của các nhà cung cấp quặng sắt trên toàn cầu sẽ tăng thêm 240 triệu tấn trong năm 2014 và năm 2015, con số này tương đương 1/3 lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2013. Hầu hết lượng quặng sắt được khai thác mới sẽ đến từ Australia và Brazil và tất cả sẽ được chuyển đến Trung Quốc, theo ông Claudio Alves , giám đốc toàn cầu kinh doanh và tiếp thị của tập đoàn Vale. Ông Claudio Alves cũng cho biết thêm, Vale chỉ mất 21 đến 22 USD để khai thác 1 tấn quặng sắt, bằng 1/5 giá quặng sắt giao ngay hiện tại; giá quặng sắt loại hàm lượng 62% sắt giao ngay tại Trung Quốc hiện đạt 106 USD/tấn.

Đặng Quang (Tổng hợp)