Các kết quả nghiên cứu của Viện đã được áp dụng vào sản xuất, mang lại hiệu quả to lớn, phục vụ thiết thực cho sản xuất trước mắt cũng như phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành. Tiêu biểu là: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhựa dầu gừng và một số gia vị chọn lọc của Việt Nam (ớt, tỏi); ứng dụng công nghệ enzym trong chế biến một số nông sản, thực phẩm (KC 04 - 07); Nghiên cứu hệ thống sinh học hoạt lực cao, điều khiển tự động trong quá trình xử lý kỵ khí đối với nước thải bị ô nhiễm chất hữu cơ (KC 04 -21); Hoàn thiện công nghệ xử lý nước quả dùng cho sản xuất rượu vang chất lượng cao bằng phương pháp công nghệ sinh học (KC 04 - DA1); Lưu giữ các nguồn gen vi sinh vật cho công nghệ chế biến CNTP; Sản xuất đồ uống chức năng từ cây mía và phát triển công nghệ sản xuất thực phẩm chức năng cho trẻ em; Nghiên cứu tạo thẻ chỉ thị để phát hiện nhanh phẩm mầu không được phép sử dụng trong sản phẩm đồ uống; Công nghệ sản xuất một số loại dầu gia vị từ thảo mộc; ứng dụng công nghệ gen để tăng khả năng thu nhận enzym thực phẩm maltogenic amylase từ bacillus sp; Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng hạt điều để sản xuất thực phẩm chức năng giàu dinh dưỡng; Sản xuất viên súp có độ đạm cao từ một số phụ liệu giàu protêin; Tuyển chọn các chủng nấm men chịu kiềm thấp, có khả năng thủy phân tinh bột và ứng dụng trong xử lý nước thải từ công nghiệp sản xuất tinh bột; Sản xuất cyclodextrin từ bột sắn bằng phương pháp enzym; Sản xuất thức ăn dành cho người lao động ngành Than; Công nghệ sấy hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng cho các loại nông sản.
Là một Viện nghiên cứu chuyên ngành, Viện đã tích cực thực hiện nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật về các lĩnh vực chế biến hoa quả, đồ uống, bánh kẹo, đường, xử lý nước thải...với một số cơ sở sản xuất như Công ty LTTP Hà Tây, Sở Khoa học công nghệ Bắc Giang, Hợp tác xã CNTP Sóc Sơn, Công ty Cổ phần Nam Sông Cầu (Bắc Ninh), Công ty Cổ phần Bia và nước giải khát Quảng Ninh v.v... Ngoài ra, Viện còn hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các doanh nghiệp để đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất; Phối hợp với các sở khoa học-công nghệ và môi trường xây dựng một số dự án sản xuất cho các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Hà Tây, Ninh Bình; Tham gia Hội chợ ASEAN Food lần thứ 8, Hội chợ KHCN Techmart, Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc và nhiều hội nghị, hội thảo khác v.v...
Ngoài các hoạt động KHKT, quan hệ hợp tác quốc tế cũng được Viện duy trì và phát triển. Trong năm qua, Viện đã thực hiện dự án hợp tác kinh tế với Tổ chức JICA (Nhật Bản). Các cán bộ khoa học của Viện cùng với các chuyên gia nước ngoài đã triển khai thực hiện các nội dung hợp tác trong dự án, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề và có báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện dự án, xây dựng phòng thí nghiệm chung: vi sinh và phân tích, xây dựng và thực hiện dự án vốn đối ứng để thực hiện tốt nội dung của dự án; Dự án: “Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng chế phẩm diệt sâu sinh học từ Bacillus sử dụng cho nông nghiệp ở Việt Nam” do Chính phủ Đan Mạch tài trợ, hiện đang triển khai thực hiện, đăng ký chất lượng bao bì mẫu mã sản phẩm, đã ứng dụng diệt sâu hại rau (6 khảo nghiệm) và diệt sâu cuốn lá nhỏ hại lúa (11 khảo nghiệm) tại 6 chi cục bảo vệ thực vật trong nước. Dự án: “Chương trình khu vực về thu hồi và tái chế môi chất lạnh CFC 12”, đã tổ chức hội thảo, tiến hành nhận, phân phối thiết bị cho các doanh nghiệp ở phía Nam.
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2003, thời gian tới, hướng phát triển của Viện là gắn liền nghiên cứu khoa học công nghệ với sản xuất, làm cho sản phẩm nghiên cứu đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Triển khai xây dựng các đề tài cấp Bộ, dự án sản xuất thử nghiệm, hoàn thiện công nghệ; Thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước và cấp Bộ; Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu KHCN trong và ngoài nước để phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ sở sản xuất, áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, góp phần chế biến nông sản, nhằm đa dạng hoá, tạo sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; Dự án đầu tư chiều sâu, tăng cường trang thiết bị cho phòng thí nghiệm; Phát triển quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, chú trọng tập trung vào các công nghệ chính như: Công nghệ lên men, công nghệ vi sinh và công nghệ enzym áp dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ sau đại học, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ v.v...; Đẩy mạnh việc khai thác thông tin trên mạng Internet, trên các tạp chí trong và ngoài nước, xây dựng đề tài áp dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu khoa học v.v...
Nghiên cứu khoa học gắn liền với sản xuất
TCCT
Năm 2003, mặc dù hoạt động trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song cùng với sự phát triển chung của ngành, Viện Công nghiệp thực phẩm đã có nhiều hoạt động nghiên cứu với 24 đề tài, dự án, trong đó c