Ngọc trai muôn màu muôn vẻ

Người ta hay nghĩ ngọc trai luôn có hình tròn xoe như viên bi. Thực ra, ngọc trai thiên nhiên có loại tròn xoe hình cầu, có loại hình trái xoan, có loại hình quả lê... còn màu sắc của ngọc trai thì mu

Có nhiều, rất nhiều các giống trai, nhưng không phải giống nào cũng tạo được ngọc. Và trong những giống trai ngọc thì loại trai nào có chất xà cừ đẹp mới tạo nên ngọc quý. ở biển Việt Nam ta cũng có  giống trai pteria sinh sống. Một số giống trai ngọc khác, như trai pinna, trai perna cũng cho ngọc đẹp, dẫu không quý bằng ngọc của trai pteria. Giống trai ngọc to lớn nhất, có thể tạo nên những viên ngọc cực lớn, là trai Tridacno. Có thể nói, Tridacno là giống trai khổng lồ. Đến tuổi trưởng thành, con trai tridacno nặng hai tạ, thân vỏ dài trên một mét, lớp vỏ  dày tới 8 cm. Đôi vỏ của con trai khổng lồ này được người ta dùng làm chậu tắm sang trọng, lạ kỳ, làm đồ trang trí đặc biệt trong các khách sạn, có khi làm thành những chậu cảnh độc đáo... Cách đây gần mười lăm năm, một đoàn thám hiểm biển nước ta, khi đang khám phá về sinh vật biển ở vùng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, đã bắt được một con trai tridacno ở độ sâu 6 m, đang bám vào một đám san hô. Con trai này  có thân vỏ dài 1 m, rộng 0,5m, cân nặng 140 kg... Dân chài nước ta gọi giống  này là trai tai tượng, bởi cặp vỏ của nó to như đôi tai voi lớn. Người ta đã chụp ảnh con trai này, bức ảnh thật ấn tượng: một em bé gái ngồi lọt thỏm trong cái vỏ con trai! Giống trai tridacno có thể sống hàng trăm  tuổi và có con nặng tới 400 kg. Nó chỉ ăn rong, tảo và các loài thực vật có khi mọc ngay trên thân vỏ nó. ấy thế mà có khi nó đã được gọi là "trai ăn thịt người". Sở dĩ có điều đó là vì từng có người thợ lặn vô ý chạm  vào thân mềm của con trai, lập tưc nó khép vỏ lại và kẹp luôn cả bàn chân người thợ lặn đó. Người thợ lặn gặp tình huống  như vậy, nếu muốn thoát thân, chỉ có cách dũng  cảm chặt đứt chân mình để nhanh chóng ngoi lên mặt nước! Giống  trai  này  tạo được những viên ngọc rất lớn, nhưng  lại không được đẹp như những loại ngọc trai khác. Những năm gần đây, do bị con người săn bắt  quá nhiều, trai tridacno đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Trai ngọc thường sinh sống ở  các vùng đảo san hô, nơi có những  rạng đá. Chúng sống  ở độ sâu hàng chục mét, thành những bầy lớn. Mùa xuân là mùa  trai sinh sản.  Trứng trai nở thành  ấu trùng. ấu trùng bơi lội tự do trong nước biển  ấm, rồi  tìm tới  bám vào đá và trở thành trai con. Phải mất ba năm, con trai mới  lớn được cỡ sáu, bảy centimet. Trai ăn các  loại rong tảo, sinh vật nhỏ li  ti  trong bùn vẩn đục ở nước. Khi có hạt cát hay một vật lạ lọt vào nằm giữa  lớp vỏ trai và  lớp áo thịt, con trai liền  tiết ra chất xà  cừ để bao bọc vật đó lại. Và cứ mỗi năm nó  lại phủ dày thêm chất xà cừ, vật lạ kia  trở thành viên ngọc trai. Chất xà cừ  kia là một chất lóng lánh do cacbonat canxi tạo thành. Thực ra, chất xà cừ không có màu sắc. Màu sắc viên ngọc trai mà mắt người nhìn thấy là do cách  sắp xếp những lớp cacbonat canxi và do sự phân quang mà tạo nên. Để tạo  một viên ngọc, con trai phải mất nhiều  năm tháng liên tục tiết chất xà cừ bao bọc quanh hạt sạn. Mỗi con trai, có thể  ngậm trong mình một hoặc nhiều hạt ngọc. Đến nay, người ta biết, có con trai ngậm trong mình tới hàng trăm viên ngọc.

Kích cỡ của ngọc trai thiên nhiên rất đa dạng. Những viên ngọc trai nổi tiếng thế giới mà người ta  hay nói tới là: Viên ngọc trai gắn trên vương miện của vua Tây Ban Nha, PhilipII là viên ngọc hình trái xoan  khá lớn, dài  3 cm, rộng 2 cm. ở nước An, tại bảo tàng quốc gia có  trưng bày viên ngọc trai đặc biệt, có đường kính 11,5 cm. Nhưng viên ngọc to nhất thế giới là viên ngọc trai được tìm thấy tại Philippin năm 1934, là ngọc của trai Tridacno, người ta đặt tên là Ala. Viên ngọc  trai Ala này hình trái xoan dài tới  24cm, rộng 14cm, nặng tới 6,404 kg... Từ rất lâu đời, do màu sắc óng ánh kỳ lạ, do vẻ đẹp trong sáng thuần khiết của thiên nhiên, lại có thể nạm khảm vào với vàng, bạc, làm những trang sức  mỹ lệ, cao sang, nên ngọc trai được  ưa chuộng  trên khắp thế giới. Và theo thời gian, số người yêu chuộng  ngọc trai càng  nhiều thêm. Ngọc trai không đẹp vĩnh cửu như vàng bạc, kim cương, đá  quí... mà chỉ đẹp  trong thời gian 150 năm đến 200 năm là bắt đầu  phai tàn bởi chất xà cừ thoái hoá.

Thời xa xưa, người ta phải lặn mò ngọc trai dưới biển sâu, nơi có những ghềnh đá, những  rặng san hô. Đó là công việc vô cùng khổ cực  nguy hiểm. ở nước ta, dân phu phải mò ngọc trai để  dâng triều đình phong kiến từ thế  kỷ thứ III. Sách Đại Việt  sử  ký  tiền biên do Ngô Sỹ Liên soạn có ghi việc  Sĩ Nhiếp, đầu thế kỷ thứ III thường phải  sai  sứ sang Ngô biếu các sản vật lạ, trong đó có ngọc trai. Trong cung điện của những hoàng đế phương Đông, từ thời cổ đại, ngọc trai  là  một biểu  tượng của quyền  quý,  cao sang. Do bị con người săn bắt liên miên, nên trai ngọc ngày một ít đi. Thêm nữa, môi trường nước biển bị ô nhiễm cũng đã ảnh hưởng  xấu đến đời sống và sự  tạo ngọc của trai. Ví dụ ở biển Baren, xưa kia  rất nổi tiếng  là quê hương của những viên ngọc trai cực kỳ xinh đẹp. Mỗi viên ngọc dân ở đây khai thác được thường đem bán với giá mười, mười lăm  ngàn  đô la. Nhưng  do dầu mỏ và các sản phẩm dầu làm ô nhiễm biển, ngọc trai ở đây đã kém hẳn đi về chất lượng màu sắc và dáng vẻ cũng không còn tròn trặn nữa... Ngược lại với sự sa sút  của nghề khai thác ngọc trai, nhu cầu của thị trường ngọc trai ngày càng lớn hơn. Do đó, con người đã nghĩ đến việc nuôi ngọc trai nhân tạo. Việc này, người Trung Hoa đã bắt đầu làm từ rất sớm. Từ thế  kỷ XVIII, một số dân chài Trung Hoa đã chế tác được một sản phẩm vô cùng độc đáo, đó là những tượng Phật nhỏ bé được phủ một lớp xà cừ óng ánh. Cách họ làm  những tượng Phật quý đó là: Thoạt tiên, họ lấy vỏ con trai gọt nên bức tượng Phật. Tiếp đó, họ tìm cách bỏ bức tượng  đó vào trong một con trai tai tượng to khoẻ. Họ nuôi con trai đó một thời gian, đủ để chất xà cừ phủ quanh bức tượng Phật. Tuy vậy, đến thế  kỷ XIX, người Nhật Bản mới thực sự tạo được thành tựu rực rỡ trong việc nuôi cấy ngọc trai. Người có công đầu trong việc này là Cochiki Mikimoto. Ông đã âm thầm nghiên cứu về trai ngọc ở vùng vịnh Ago. Những con trai ngọc sống ở độ sâu trên 30m, bám được vào vách đá nhờ những ti túc nhỏ bé. Trong con trai có một hạch tiết ra chất xà cừ. Nếu có vật lạ chen qua những ti túc nhỏ bé lọt vào trong vỏ trai, cái  hạch xà cừ  phản ứng  ngay bằng  cách tiết ra chất  xà  cừ để bao vây hoàn toàn  vật lạ đó. Nếu vật lạ hình tròn, thì tương lai sẽ có viên ngọc tròn xoe, nếu vật lạ hình cái cọng rêu, viên ngọc tương lai sẽ có hình quả lê... Bằng sự hiểu biết tỉ mỉ, thấu đáo về trai ngọc cùng với lòng kiên nhẫn đặc biệt, Mikimoto đã có thể cùng thiên nhiên tạo nên ngọc trai. Trong thập niên cuối cùng của thế  kỷ  XIX, ông đã đặt nền móng  vững chắc cho nghề nuôi ngọc trai nhân tạo. Và vùng vịnh Ago bên dòng hải lưu ấm Cưrosivo, nơi nước biển không bao giờ  lạnh dưới 10oC, đã  thành quê hương  của ngành  nuôi ngọc nhân tạo. Trong nhiều năm, phương pháp tạo ngọc trai  của  Mikimoto được coi là  một bí mật  quốc gia  của Nhật Bản. Mikimoto lãnh đạo một khu nuôi  ngọc trai  lớn tổ chức  khá hoàn hảo,  dùng cả máy bay để khảo sát  thủy triều, sóng biển và dòng  chảy hải  lưu, nhằm tìm ra một môi trường thuận lợi  nhất cho trai ngọc sinh trưởng và tạo ngọc.

Thoạt đầu, ngọc trai nhân tạo còn bị xem thường, như là một loại ngọc "dởm". Nhưng sang đầu thế kỷ XX, do chất  lượng ngọc nhân tạo ngày càng hoàn hảo và do cả những quan niệm cứng nhắc đã bị thực tế thuyết phục, những viên ngọc nhân tạo  có màu sắc óng ả, có độ bóng bẩy và độ cứng  rắn hoàn toàn vừa lòng phái đẹp đã được xếp ngang hàng với ngọc trai thiên nhiên. Những trại nuôi cấy ngọc trai của Nhật Bản có thể sản xuất được những viên ngọc theo đơn đặt hàng về kích thước, dáng vẻ và màu sắc. Có những mẻ ngọc trai  cho một màu  hồng lộng lẫy. Có mẻ cho màu  ngọc bích trong sáng. Lại có mẻ màu đen huyền  kiều diễm... Đến những năm 70 của thế kỷ XX, hàng năm Nhật Bản xuất khẩu gần 100 tấn ngọc trai! Một vùng biển khác cũng nuôi thành  công rất nhiều trai ngọc, là miền Nam Philippin. ở đây, con người đã cùng với  các giống trai ngọc tạo ra được 18 màu ngọc trai, từ màu trắng muốt đến đen tuyền, với chất lượng cực cao, ánh xà cừ  lộng lẫy đầy hào quang. Chất lượng ngọc trai  vùng  Nam Philippin còn cao hơn cả chất lượng ngọc trai Nhật Bản. Và kích thước ngọc ở đây cũng lớn hơn, từ 10  mm đến 16 mm. ấn Độ  cũng có những trung tâm ngọc trai nhân tạo, chủ yếu ở miền Nam  Tamin Nadu và Vương quốc Pandya. Đó là những vùng biển yên tĩnh có nhiều thuận lợi cho trai ngọc  phát triển. Người  ấn Độ rất thích ngọc trai màu krem và màu vàng. Còn trên thị trường thế giới nói chung, trước kia người ta chuộng ngọc trai  màu trắng, màu hồng, gần đây người ta  lại ưa thích  ngọc trai  đa sắc.  Thực tế đã khẳng định ngọc trai nhân tạo có độ bóng cao hơn nhiều so với ngọc trai thiên nhiên. Bởi, ngay từ hạt bì đầu tiên cấy vào con trai, người ta đã kiểm soát  được chất lượng, và cũng tạo được những  khả năng tốt nhất cho quá trình  làm ngọc của con trai. Muốn phân biệt ngọc tự nhiên hay ngọc nhân tạo, người ta phải chiếu tia X để xác định.

Cũng  phải nói thêm rằng, ở  các nước châu Âu, do  không có thuận lợi  về sinh thái biển nên không có việc nuôi trai  tạo ngọc. Tuy thế, giữa thế  kỷ XX  trở  đi, châu Âu cũng có một loại ngọc trai Ohrit. Ohrit là tên một vùng hồ rộng lớn thuộc Macedone (Nam Tư). ở đây, có hai gia đình nghệ nhân rất nổi tiếng, gia đình  Televi và  gia đình  Phihi. Họ có bí quyết tạo nên loại ngọc trai Ohrit. Đầu tiên, họ tìm bắt những con cá Plosita sinh sống trong các hốc đá san hô. Loài cá này chỉ dài chừng 12 cm. Các nghệ nhân lấy vẩy của  cá  plosita mà chế ra được chất  keo  màu bạc  óng ánh. Rồi họ lấy vỏ   trai ngọc gọt thành những viên bi, thả bi đó vào dung dịch màu bạc. Và dung dịch màu bạc óng ánh bao phủ  viên bi, khiến viên bi trở thành viên ngọc trai  đẹp không kém  ngọc trai thiên nhiên. Ngọc trai Ohrit từ lâu đã được xuất khẩu  sang Mỹ, Pháp, Canada... được người ta rất ưa chuộng! Vậy đấy, ngọc trai  thật muôn  màu muôn vẻ, làm cho cuộc sống con người thêm đẹp  tươi biết bao./.

 

  • Tags: