Nguyên nhân khiến kim loại đồng bật tăng trong thời gian vừa qua

Trong giai đoạn vừa qua, giá kim loại đồng đã bật tăng mạnh và chạm mức cao nhất trong vòng 4 tháng, đạt 7.415,50 USD/tấn vào ngày 27/12. Các chuyên gia nhận định các dấu hiệu tích cực về hoạt động sả

Kể từ khi rơi xuống mức thấp nhất của năm 2013 vào tháng 6/2013, giá đồng đã bật tăng trở lại được 12%. Nguyên nhân chính do lượng dự trữ đồng trên toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 1 năm trở lại đây và tập đoàn tài chính Barclays Plc (Anh) cắt giảm dự báo dư cung đồng trong năm 2014. Việc hoạt động sản xuất trên toàn cầu trong tháng 11/2013 đã tăng lên với tốc độ cao nhất kể từ tháng 4/2011 và các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt mức cao hơn trong năm 2014 cũng hỗ trợ đà tăng giá của kim loại đồng.

Giá đồng giao sau 3 tháng (giá chào bán) trên sàn LME (1/10 - 27/12/2013)

Trong năm 2013, giá kim loại đồng trên Sàn giao dịch kim loại London đã giảm 6,9% xuống còn 7.380,50 USD/tấn. Tính trung bình cả năm 2013, giá đồng đạt mức 7.352 USD/tấn. Chỉ số Standard & Poor GSCI, đo lường biến động giá của 24 loại hàng hóa nguyên liệu thô, đã giảm 0,8% trong năm 2013. Theo khảo sát của hãng tin Bloomberg đối với các chuyên gia phân tích, có 14 chuyên gia dự báo giá đồng sẽ tiếp tục tăng lên trong tuần này (30/12 – 3/1), 4 chuyên gia dự báo giá sẽ giảm xuống và 6 người dự báo giá không đổi.

Sản xuất công nghiệp

Chỉ số đo lường hoạt động sản xuất công nghiệp trên toàn cầu JPMorgan do tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co. và hãng nghiên cứu thị trường Markit Economic thực hiện trong tháng 11/2013 đã tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới, trong tháng 11/2013 cũng đã có mức tăng cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Ngoài ra, sản lượng công nghiệp của các nhà máy tại khu vực đồng Euro trong tháng 12/2013 cũng đã tăng cao hơn mức dự báo của các nhà kinh tế học. Theo dự báo của các nhà kinh tế học được tổng hợp bởi hãng Bloomberg, tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2014 sẽ đạt mức 2,8% so với mức 2% trong năm 2013.

Kể từ hồi tháng 6/2013, lượng dự trữ đồng toàn cầu được theo dõi bởi sàn LME tại London, sàn COMEX tại New York và Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải (SHFE) tại Thượng Hải đã giảm mạnh 45% xuống còn 511.729 tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 12/2012.

Theo các số liệu hải quan của Trung Quốc, lượng đồng tinh luyện được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 11/2013 đã tăng mạnh 12% lên mức 328.907%, cao hơn 80% so với mức nhập khẩu vào tháng 4/2013. Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng kim loại đồng lớn nhất thế giới.

Nguồn cung Tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẵn có cũng là nhân tố đẩy giá đồng tăng lên trong thời gian qua

Mức giá chênh lệch giữa hợp đồng giao ngay với hợp đồng giao sau 3 tháng của kim loại đồng đã đạt mức 30 USD/tấn vào ngày 16/12/2013 – xác lập mức chênh lệch cao nhất kể từ tháng 5/2012. Theo nhận định của Aurubis AG (Đức), hãng sản xuất đồng tinh luyện lớn thứ hai thế giới, sự gia tăng của mức chênh lệch giữa giá giao ngay và giá giao tương lai cho thấy nguồn cung đồng có sẵn trên thị trường đang giảm xuống. Hãng Aurubis AG cho biết nguồn cung đồng tinh luyện sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng thiếu hụt nhẹ trong vài tháng tới đây.

Tập đoàn Barclays Plc cũng đưa ra dự báo tình trạng thiếu hụt đồng sẽ xảy ra và cắt giảm dự báo mức dư cung đồng trong năm 2014 xuống còn 127.000 tấn, giảm 34% so với dự báo hồi tháng 10/2013 của hãng này. Tình trạng dư cung đồng xảy ra do các nhà sản xuất đồng lớn trên thế giới đều gia tăng công suất khai thác. Trong tháng 10/2013, hãng Codelco, hãng sản xuất đồng lớn nhất thế giới, đã thông báo kế hoạch đầu tư từ 4 đến 5 tỷ USD mỗi năm trong vòng 5 năm tới nhằm gia tăng sản lượng đồng.

Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của hãng Bloomberg, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2014 sẽ giảm xuống còn 7,5% - mức thấp nhất kể từ năm 1990. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm xuống qua các năm kể từ năm 2011. Đây sẽ là tin xấu đối với thị trường hàng hóa nguyên liệu thô trên toàn cầu nói chung và thị trường đồng nói riêng do Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.