Những lợi thế và định hướng của Đồng Nai trong việc phát triển công nghiệp

1. Những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh Đồng Nai. Đồng Nai có lợi thế về vị trí địa lý, nằm trong khu vực trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), ít bão lụt thiên tai, nhiệt độ bình qu

 

Kết cấu hạ tầng tại Đồng Nai khá thuận lợi so với nhiều địa phương khác trong cả nước. Đồng Nai có tiềm năng lớn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng như: sân bay quốc tế Bình Sơn; các đường cao tốc nối Đồng Nai với Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận; hệ thống cảng biển nhóm 5 dọc theo sông Thị Vải, sông Lòng Tàu, sông Đồng Nai, đi kèm là hệ thống dịch vụ thương mại, tài chính, kho vận... Mặt khác, Đồng Nai chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25km, các nhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng và hệ thống dịch vụ hiện có của thành phố Hồ Chí Minh như: sân bay, bến cảng, hệ thống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.
Đồng Nai còn là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và quốc phòng an ninh, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng KTTĐPN, gắn kết vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên. Trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai sẽ có lợi thế phát triển công nghiệp do thành phố Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên phát triển kinh tế, dịch vụ, tài chính và sẽ chuyển dần công nghiệp ra vùng ven đô và các địa phương lân cận.
Đồng Nai có tiềm năng khá lớn về tài nguyên khoáng sản: Nguồn nước mặt rất phong phú, quan trọng nhất là nguồn nước sông Đồng Nai, với lưu lượng đến 880 m3/s; hồ Trị An có diện tích 323 km2 dung tích khoảng gần 2,8 tỷ m3, lưu lượng nước ngầm khoảng 3 triệu m3/ngày, đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, Đồng Nai là tỉnh phong phú về khoáng sản (đá granite, đá xây dựng, đất sét, kaolin, puzơlan, cát, sỏi...) có khả năng cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình.
Nguồn nhân lực tại chỗ của Đồng Nai rất dồi dào, dân số thành thị: 670.000 người (33% dân số), số người trong độ tuổi lao động: 1.100.000 người (54% dân số), có trình độ văn hóa khá, quen với tác phong công nghiệp, có khả năng tiếp thu và thích nghi việc chuyển giao công nghệ để không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.
Từ chủ trương chính sách của Nhà nước và những tiềm năng, lợi thế của địa phương, Đồng Nai đã chọn qui hoạch và phát triển khu công nghiệp là mô hình phát triển trọng điểm kinh tế của địa phương. Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ, nhất là nguồn vốn nước ngoài và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.
2. Định hướng phát triển của Công nghiệp Đồng Nai.
Công nghiệp Đồng Nai được Tỉnh ủy và UBND Tỉnh định hướng phát triển như sau:
- Giai đoạn 2005-2010 phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng giá trị SXCN bình quân là 16%/năm. Trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế của Tỉnh, cũng như đối chiếu mục tiêu phát triển công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Bình Phước, nhằm phát huy thế mạnh của cả vùng để hạn chế sự phát triển trùng lắp;
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, được xác định theo tiêu chí giá trị sản xuất chiếm tỷ lệ từ 40 - 50% toàn ngành, bao gồm các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là nông sản, các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp dệt, da, may mặc, nhằm duy trì quy mô sản xuất trong cơ cấu kinh tế của địa phương;
- Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn về xuất khẩu, được xác định theo tiêu chí kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong vùng, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất dệt, da, may mặc, nhằm mở rộng thị trường ngoài nước và cải tiến công nghệ sản xuất.
Về phát triển kinh tế, Đồng Nai được qui hoạch phát triển theo hai vùng chủ yếu:
- Vùng thứ nhất: Biên Hòa - Long Thành - Nhơn Trạch dọc theo trục lộ 51 đang hình thành các KCN, các trung tâm đô thị mới. KCN Biên Hòa 1 (335 ha), KCN Biên Hòa 2 (365 ha), KCN Amata (418 ha), KCN Loteco (100 ha), KCN Tam Phước (331 ha), KCN An Phước (130 ha), KCN Long Thành (488 ha), KCN Nhơn Trạch (2.700 ha), KCN Ông Kèo (800 ha), KCN Gò Dầu (184 ha)... Song song với việc phát triển các KCN là việc đầu tư phát triển hạ tầng, các khu dân cư đô thị mới, các trung tâm thương mại tài chính, văn hóa dịch vụ, du lịch,...
- Vùng thứ hai: Dọc theo quốc lộ 1, quốc lộ 2 nối Biên Hòa với các huyện phía Bắc tỉnh, khu vực này sẽ định hình các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, vật nuôi và nông sản hàng hóa. Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho tiêu dùng, xuất khẩu và chăn nuôi. Khu vực này Đồng Nai cũng có qui hoạch phát triển một số khu công nghiệp như: KCN Thạnh Phú (186 ha), KCN Hố Nai (523 ha), KCN Sông Mây (471 ha), KCN Bàu Xéo (495 ha), KCN Long Khánh (100 ha), KCN Xuân Lộc (100 ha), KCN Định Quán (50 ha), KCN Tân Phú (50 ha)...
Ngoài ra, tại các thị trấn, trung tâm huyện lỵ và địa bàn nông thôn bố trí một số xí nghiệp, cụm công nghiệp thuộc các ngành công nghiệp sạch nhằm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ.
3. Một số chính sách ưu đãi riêng khi đầu tư phát triển công nghiệp Đồng Nai:
- Thực hiện ưu đãi đặc biệt (miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng...) đối với các dự án đầu tư vào các xã nghèo, các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, các ngành nghề cần khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
+ Các dự án đầu tư vào địa bàn thuộc danh mục 16 xã nghèo không phân biệt ngành nghề, được miễn tiền thuê đất.
+ Các dự án đầu tư vào khu (cụm) công nghiệp tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Khánh: được miễn phí sử dụng hạ tầng trong 5 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, nếu các khu (cụm) công nghiệp đó có đầu tư thu phí hạ tầng. Ngoài ra, nếu dự án đầu tư ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục ngành nghề khuyến khích đầu tư (theo Nghị định 24/2000/NĐCP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện Luật đầu tư nước ngoài), được miễn tiền thuê đất; Các dự án đầu tư thuộc các ngành nghề còn lại được miễn tiền thuê đất trong thời gian 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
- Các doanh nghiệp thuê đất đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp (không kinh doanh) được miễn tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất.
- Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu (cụm) công nghiệp đã được UBND Tỉnh qui hoạch trên địa bàn Tỉnh, được tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp tương tự như các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt.
Thành quả đạt được của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua tương đối toàn diện, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về kinh tế - xã hội. Với điều kiện vị trí thuận lợi, tiềm năng phong phú và đa dạng, tỉnh Đồng Nai phấn đấu đạt được những thành tựu mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

  • Tags: