Theo thống kê của Sigmaintell Consulting, có đến 86,1 triệu chiếc smartphone “tai thỏ” được bán ra trong quý 1 năm 2018, chiếm 14,25% sản lượng điện thoại toàn cầu. Điều này vô hình trung khiến thị trường di động mất đi bản sắc riêng khi các mẫu điện thoại dần giống nhau như khuôn đúc. Từ những mẫu smartphone hàng nghìn USD đến những thiết bị giá rẻ đều không có quá nhiều khác biệt.
Điều đáng nói là thiết kế “tai thỏ” chưa thực sự chứng minh được ưu điểm. Nhiều hãng điện thoại bám víu lấy thiết kế này để màn hình điện thoại có thể lớn hơn nhờ mở rộng thêm hai góc trên của điện thoại. Kết quả tất yếu là người dùng cảm thấy nhàm chán trong khi các hãng chỉ chạy đua theo chỉ số benchmark mang tính tham khảo như AnTuTu, chứ chưa có gì đột phá về chất lượng và sáng tạo. Thống kê cuối năm 2018 cho thấy, Samsung (cái tên hiếm hoi đứng ngoài trào lưu “tai thỏ”) vẫn là nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, chiếm hơn 20% doanh số toàn ngành. Điều này một lần nữa thức tỉnh các nhà sản xuất rằng chạy theo trào lưu chưa bao giờ là “chìa khóa” dẫn đến thành công.
“Rò rỉ” hình ảnh tuyệt đẹp của Samsung Galaxy S10 hứa hẹn tạo nên kỳ tích mới trên đường đua khốc liệt của thị trường smartphone. Nguồn: PhoneArena
Sau khi bảo vệ thành công ngôi vương của mình với màn hình vô cực, Samsung được tin rằng sẽ đưa dòng Galaxy S lên tầm cao mới với Galaxy S10. Siêu phẩm này được dự đoán sẽ tạo nên chuẩn mực tiếp theo trên thị trường nhờ sự khác biệt trông thấy. Thậm chí theo các tin đồn thì chiếc smartphone đỉnh cao này còn có thể sở hữu màn hình tràn tuyệt đối 4 cạnh mà chẳng cần phải dùng đến thiết kế “tai thỏ”. Tất cả các chuyên trang công nghệ đều nhận định sự ra mắt của Galaxy S10 chính là dấu chấm hết cho trào lưu “tai thỏ” đã bành trướng suốt năm qua.
Pin sạc dự phòng
Xuất phát từ nhu cầu gia tăng thời lượng sử dụng điện thoại của người dùng, nhiều hãng bắt đầu gia nhập cuộc đua và liên tiếp tạo nên những “bản sao” pin sạc dự phòng thay vì nỗ lực cải thiện dung lượng pin của thiết bị. Mới đây, ý tưởng sản xuất ốp lưng kiêm sạc dự phòng với giá bán hàng trăm USD của một nhà sản xuất còn được người dùng ví von là sản phẩm “hài hước” nhất năm vì tính vô dụng của nó. Tuy nhiên hiện vẫn có không ít nhà sản xuất manh nha “sao chép” thiết kế kỳ dị này.
Không hòa chung “trào lưu” nói trên, một số nhà sản xuất như Samsung được cho là đang tìm hướng đi mới tích cực hơn. Đi đầu trong lĩnh vực sạc nhanh, sạc không dây, Samsung có thể đang ấp ủ một công nghệ năng lượng hoàn toàn mới trên Galaxy S10. Giao thức này được kỳ vọng sẽ giải phóng người dùng khỏi “gánh nặng” sạc dự phòng, đồng thời không khiến họ phải móc hầu bao cho một thứ “sai trái” như... ốp lưng kiêm sạc dự phòng. Trước phản hồi tích cực của người dùng trên các diễn đàn công nghệ, Galaxy S10 được tin tưởng sẽ định chuẩn riêng cho cả thị trường và chấm dứt trào lưu sạc dự phòng lỗi thời hiện nay.
Bảo mật nhận diện khuôn mặt
Bất chấp việc nhận diện khuôn mặt liên tiếp gặp sai sót khi nhận nhầm các cặp sinh đôi, những khuôn mặt giống nhau và đôi lúc thất bại trong việc mở khóa, rất nhiều hãng di động vẫn quyết tâm đưa hình thức bảo mật này lên thiết bị. Điều này làm nảy sinh những quan ngại sâu sắc liên quan đến tính an toàn thông tin cho người sử dụng.
Trong tất cả các nền tảng bảo mật sinh trắc học hiện nay, vân tay hoặc mống mắt vẫn là sự lựa chọn an toàn nhất. Thấu hiểu điều đó nên thay vì chạy theo trào lưu, các nhà sản xuất có bản sắc riêng như Samsung vẫn kiên trì khai thác sâu hơn hai phương pháp này. Những tin đồn từ một số tạp chí công nghệ cho thấy Samsung đang nuôi hy vọng tiếp tục “định chuẩn riêng, tạo khác biệt” với một hình thức bảo mật mới, tiện lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn trên Galaxy S10. Nếu tin đồn này là thật và Samsung thành công, nhận diện khuôn mặt sẽ nhanh chóng chấm dứt thời kỳ gây bão của mình.
Việc “sao chép” hoặc chạy theo trào lưu chỉ làm hạn chế sự sáng tạo và khiến thế giới muôn màu hóa “đơn sắc” một cách uổng phí, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Triết lý của Samsung cho thấy việc giữ gìn và tạo bản sắc riêng đóng vai trò quyết định đến thành công trong làng smartphone thế giới.