Nigeria nằm ở phía Tây châu Phi, có đường biên giới chung với Ca-mơ-run ở phía Đông, Tô Gô ở phía Tây và Niger ở phía Bắc, phía Nam trông ra vịnh Guinea – Đại Tây Dương, dân số xấp xỉ 150 triệu người, là cửa ngõ vào thị trường tiêu thụ lớn nhất châu Phi. Nigeria được thiên nhiên ban tặng nhiều nguồn tài nguyên quý giá với trữ lượng rất lớn, đặc biệt là dầu mỏ. Ngành công nghiệp dầu mỏ chiếm tới trên 90% kim ngạch xuất khẩu, tạo cho Nigeria có nền ngoại thương lớn thứ 2 châu Phi, sau Nam Phi, và luôn xuất siêu. Vì quá lệ thuộc vào dầu mỏ, các khu vực kinh tế phi dầu lửa trong nhiều thập niên qua đã bị lãng quên, không được đầu tư phát triển khiến cho Nigeria hằng năm phải nhập khẩu hầu như toàn bộ vật tư, hàng hóa cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Nigeria cũng đã được xác định là thị trường tiềm năng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đây cũng là thị trường còn mới đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Nigeria xin giới thiệu đôi nét về nhu cầu thị trường, triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, và một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm khi tiến hành xuất khẩu sang Nigeria để các doanh nghiệp tham khảo.

Nhu cầu thị trường
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Nigeria, kim ngạch nhập khẩu thời kỳ 2005 – 2009 ở mức bình quân 22,9 tỷ USD/năm: năm 2005 đạt mức 11,8 tỷ, 2006 là 14,45 tỷ, năm 2007 là 27,5 tỷ, năm 2008 22 tỷ, năm 2009 là 33,65 tỷ. Ngoại trừ năm 2008 nhập khẩu tăng trưởng âm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức tăng bình quân thời kỳ này là 34%/năm.

Dự báo, nhập khẩu của Nigeria vẫn tiếp tục tăng với mức bình quân hàng năm từ 35-40% giai đoạn 2010 – 2015. Trước hết là do nhu cầu vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước ngày càng tăng trong khi ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo mới chỉ đạt 25 – 30% công suất thiết kế không thể đáp ứng nổi nhu cầu. Không đủ điện, phải thay bằng máy phát điện dùng nhiên liệu đất đỏ, không nhà máy, xí nghiệp nào duy trì được thường xuyên các hoạt động sản xuất. Một trong những ưu tiên hàng đầu lúc này của Nigeria là cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng. Theo Bộ trưởng Ủy ban kế hoạch Nigeria, từ nay đến hết 2015, Nigeria cần đầu tư khoảng 100 tỷ USD cho 4 lĩnh vực chủ chốt là: điện (18-20 tỷ); đường sắt (10 tỷ); đường bộ (14 tỷ) và dầu khí (60 tỷ). Chỉ riêng vật tư cho các dự án xây dựng các công trình cho các ngành này cũng phải cần đến hàng chục tỷ USD mỗi năm. Thứ ba, nền nông nghiệp lạc hậu, năng xuất thấp của Nigeria bị lãng quên mấy thập kỷ qua, tuy đã được đầu tư phát triển vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho 150 triệu dân với mức tăng hàng năm từ 2-3%.

Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria.
Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Nigeria trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Kim ngạch buôn bán hai chiều năm 2009 đạt 100 triệu USD tăng 200% so với năm 2005, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 67 triệu USD.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến đạt trên 100 triệu USD. Về cơ cấu hàng hóa, Việt nam đã xuát khẩu được trên 100 sản phẩm vào Nigeria. Tuy nhiên, số lượng và giá trị còn quá nhỏ so với nhu cầu thị trường và dù có đạt kim ngạch 100 triệu USD vào năm 2010 thì xuất khẩu của Việt Nam cũng mới chỉ bằng 0,2 – 0,3% tổng giá trị nhập khẩu hàng năm của Nigeria.

Căn cứ nhu cầu và phản hồi củ thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam, dự kiến dệt may, thuốc tân dượng, dây và cáp điện, thiết bị đường dây và trạm điện, thiết bị điện và điện tử gia dụng, vật liệu xây dựng, linh kiện phụ tùng otoo, xe máy, xăm lốp, ác quy, thực phẩm chế biến, thủy snr là những mặt hàng sẽ có mức tăng trưởng xuất khẩu cao trong thời gian tới.

Tiếp cận thị trường
Các doanh nghiệp, nếu không tự mình trực tiếp gặp gỡ đối tác để thiết lập quan hệ với các bạn hàng Nigeria. Đây là các kênh giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường Nigeria hiệu quả và đáng tin cậy nhất.

Hết sức cảnh giác với các trò lừa đảo qua mạng Internet. Tốt nhất là không giao dịch với các đối tác có lai lịch không rõ ràng cùng những lời mời chào hấp dẫn của những “bạn hàng” mới lần đầu quan hệ.

Thẩm định đối tác
Đây là bước khởi đầu rất quan trọng không thể bỏ qua, nhất là đối với các đối tác mới quan hệ thông qua các kênh tiếp cận thiếu tin tưởng. Để thẩm định đối tác, yêu cầu họ gửi bản sao có công chứng các chứng từ sau:
- Giấy phép thành lập doanh nghiệp (Certificate of Incorporation) do Ủy ban về doanh nghiệp (Corporation Affairs Commission CAC) cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Certificate of Registeration) do CAC cấp.
- Chứng nhận đã hoàn thành nghĩa vụ thuế 3 năm liên tiếp.
- Số liệu kiểm toán nếu có.
Tuy nhiên, các chứng từ này cũng vẫn có thể bị làm giả hết sức tinh vi. Trường hợp nghi ngờ, các doanh nghiệp gửi cho Thương vụ hồ sơ của đối tác cùng với các chứng từ trên để thẩm định giúp.

Các quy định về quy cách phẩm chất, tiêu chuẩn chất lượng
Nigeria là thành viên của thỏa thuận về vấn đề rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) của WTO nên mọi tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khỏe, an toàn và bảo vệ môi trường là bắt buộc. Ở Nigeria, Cục quản lý và giám sát chất lượng thực phẩm và thuốc chữa bệnh (NAFDAC) và Tổ chức tiêu chuẩn của Nigeria (SON) là hai tổ chức có quyền thông báo lên WTO các quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn của Nigeria.

Hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào Nigeria phải có một trong hai giấy chứng nhận sau;

- Giấy chứng nhận phù hợp (SONCAP) của SON (Tổ chức tiêu chuẩn của Nigeria) đối với các mặt hàng thuộc diện quản lý của SON.

- Giấy chứng nhận chất lượng của NAFDAC (Cục quản lý và giám sát chất lượng thực phẩm và thuốc chữa bệnh Nigeria) đối với thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh.

Đây là các yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào Nigeria.

Giấy chứng nhận phù hợp (SONCAP) của Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria (SON).

Để thực hiện trách nhiệm bảo hộ người tiêu dùng Nigeria và đảm bảo các sản phẩm không đạt chuẩn và không an toàn không được phép nhập khẩu vào Nigeria. Tổ chức tiêu chuẩn Nigeria đã ban hành Chương trình đánh giá sự phù hợp (SONCAP) đối với hàng hóa trước khi được nhập khẩu vào Nigeria. SONCAP được ban hành ngày 1/9/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/12/2005. Theo đó, các sản phẩm có trong danh mục kèm theo đây phải có giấy chứng nhận của SONCAP mới được phép nhập khẩu vào Nigeria.

Giấy chứng nhận của SONCAP là một chứng từ bắt buộc để thông quan tại các cảng khẩu của Nigeria. Khi hàng đến cảng, người nhập khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận SONCAP cho Hải quan và Văn phòng SON. Hàng hóa khi làm thủ tục thông quan mà không có chứng từ này có thể bị từ chối, người nhập khẩu (xuất khẩu) có thể phải tái xuất hàng hóa và chịu mọi chi phí, hoặc hàng hóa phải được gửi đi kiểm tra tại các cơ quan giám định ở trong nước hoặc ở nước ngoài và người nhập khẩu/ xuất khẩu phải chịu mọi phí tổng do việc chậm xuất trình hoặc không có giấy chứng nhận của SONCAP gây nên.

Ngoài văn phòng của SON tại Abuja, Lagos và các cảng khẩu khác của Nigeria, để tạo điều kiện thuận tiện cho các nhà xuất khẩu đăng ký và lấy được giấy chứng nhận SONCAP cho các sản phẩm dự định xuất khẩu sang Nigeria, SON đã mở các văn phòng tại một khu vực trọng điểm trên thế giới. Tại châu Á, SON có văn phòng tại Thượng Hải – Trung Quốc và Singapore.

  • Tags: