Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp nước ta chiếm trên 22% diện tích tự nhiên, trong đó đất đồi núi chiếm đến ¾ diện tích. Hầu hết các loại đất đồi dốc đều có kết cấu đất rời rạc, độ thấm nước cao, rửa trôi mạnh khi gặp mưa hoặc tưới, tạo thành các dòng chảy cuốn theo các cation kiềm và kiềm thổ, các chất dinh dưỡng. Hiện tượng này làm cho đất sụt giảm màu mỡ nhanh dẫn đến đất bạc màu, suy kiệt dinh dưỡng.
Phần lớn các loại cây trồng trên đất đồi dốc là cây lâu năm, cần sử dụng dinh dưỡng trong đất liên tục. Giải pháp quan trọng hàng đầu là chọn lựa phân bón không chua và chứa đựng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng đáp ứng sự thiếu hụt trầm trọng của đât dốc; song phân bón cũng phải có tính đặc thù, hạn chế tối đa thất thoát do xói mòn, rửa trôi diễn ra trên địa hình đồi dốc.
Theo bộ Tài nguyên môi trường, vùng đất đồng bằng màu mỡ của nước ta không nhiều, cả nước có khoảng 4 triêu ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng trên 2,2 triệu ha là đất chua phèn, chủ yếu là các vùng trũng, lầy thụt được bồi đắp bởi các lưu vực sông, suối.
Đặc điểm cơ bản và cũng là yếu tố hạn chế chính của đất vùng chua trũng, lầy thụt là đất chưa thuần thục; thường glây mạnh ở các tầng dưới; hàm lượng lưu huỳnh cao (đối với đất phèn tiềm tàng); hàm lượng các độc tố như Al+3, Fe+2, Fe+3, SO4-2 cao; pHKCl thường thấp 3,5-4.0.
Đất phèn thường có hàm lượng chất hữu cơ trung bình đến khá, nhưng mức độ phân giải thấp; nghèo lân tổng số (0,02 - 0,09 % P2O5) và rất nghèo lân dễ tiêu (1 - 5 mg P2O5/100 gam đất); kali tổng số trung bình (xấp xỉ 1 % K2O) nhưng hàm lượng dễ tiêu lại nghèo (5 - 10 mg K2O/100 gam đất). Đất có tổng các cation kiềm trao đổi thấp và dung tích hấp thu thấp (< 10 meq/100 gam đất).
Trong sản xuất nông nghiệp, gọi đây là chân đất kìm hãm hay đất có tính đặc thù. Trước đây, bà con ở đây thường có tập quán bón Lân super, ít dùng phân lân nung chảy. Do vậy lúa xuân thường bị kìm hãm sinh trưởng đầu vụ,ầnc phải khử chua, khử độc đất và bổ sung dinh dưỡng Lân và trung vi lượng dễ tiêu mới có thể thuận tiện cho canh tác lúa, màu trên chân đất chua, trũng, lầy thụt…
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân nung chảy Văn Điển không phải là phân hóa học, mà là phân khoáng thiên nhiên thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là trên vùng đất lầy thụt, chua trũng và địa hình đồi dốc, ruộng bậc thang, nghèo dinh dưỡng.
Phân bón Văn Điển là sản phẩm chỉ sử dụng nguyên liệu là quặng thiên nhiên, dùng nhiệt độ cao nung chảy và làm lạnh đột ngột để các chất dinh dưỡng trong quặng từ dạng cây trồng khó hấp thụ trở thành dạng cây trồng dễ dàng hấp thụ, không sử dụng hóa chất và phương pháp hóa học.
Trong Phân lân nung chảy, ngoài thành phần dinh dưỡng chính là P2O5 hữu hiệu từ 15% đến 19% còn có nhiều chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng như vôi (CaO 28-34%) để khử chua em phèn, khử độc đất, chất magie (MgO 15-18%) để tăng diệp lục cho lá, chất si líc (SiO2 24-32%) để giúp cứng cây, dày lá, chống mất nước tăng khả năng chịu hạn, chịu rét và chống chịu sâu bệnh; ngoài ra còn có các chất vi lượng khác như đồng, co ban, mô líp đen, bo… rất cần thiết cho cây trồng.
Tổng thành phần dinh dưỡng có lợi cho cây trồng trong Phân lân nung chảy Văn Điển đạt tới 97 - 98%. Giàu chất kiềm và kiềm thổ nên là đây loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng; tác dụng khử chua và khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0,5kg vôi củ; phân không tan trong nước, là loại phân bón bền vững, không bị thất thoát do xói mòn, rửa trôi hay bay hơi như các loại phân tan nhanh khác; chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua thì phân mới tan, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu cây trồng trong cả quá trình sinh trưởng phát triển
Do chậm tan, cây sử dụng được hết, không để lại chất độc hại tồn dư trong đất nên là đây loại phân thân thiện với môi trường. Điều đáng nói là tính đặc biệt ưu việt của phân Văn Điển là phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi và không bị các chất khác bám giữ
Phân bón Văn Điển giàu chất kiềm nên tác dụng khử chua, khử độc đất rất tốt nhưng không có tác dụng khử chua tức thì như vôi nung, có thể bón nhiều hơn mức cần thiết rất nhiều mà không lo tình trạng phú dưỡng hoặc gây hại cho đất. Khi cây cần sử dụng phân mới tan và được cây hấp thu triệt để trên 98%, không để lại chất tồn dư hoặc gây hại cho đất.
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, phân lân nung chảy Văn Điển lần đầu tiên có mặt ở nước ta, với công suất nhà máy khoảng 20.000 tấn/năm. Nay nhà máy đã nâng công suất, mỗi năm sản xuất 300.000 tấn lân nung chảy và 150.000 tấn phân đa yếu tố NPK cac loại. Hiện Công ty đang đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất phân lân nung chảy tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa với công suất 500.000 tấn lân nung chảy và 200.000 tấn NPK/năm.
Thực tế, hơn nửa thế kỷ qua, khi bón phân lân nung chảy vào đất, bà con nhận xét thấy hiện tượng cố định lân không xảy ra, phân không bị trôi trên đất dốc hoặc trên ruộng nhiều nước; do lân sẽ tan từ từ trong axit do rễ cây tiết ra nên không xảy ra hiện tượng phú dưỡng khi bón nhiều phân mà đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong cả chu kỳ sinh trưởng.
Mặt khác, phân lân nung chảy là loại phân kiềm tính sẽ làm tăng độ pH của đất, nên không bị cố định lân mà còn làm giảm hiện tượng cố định lân của các dạng phân lân hòa tan khác. Phân nung chảy Văn Điển trở thành thương hiệu không thể thiếu cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt trên các đồng đất chua trũng, lầy thụt hay vùng đồi dốc, cao nguyên nghèo dinh dưỡng, trở thành người bạn đồng hành bền vững tạo ra các mùa màng bội thu giúp người nông dân đạt được hiệu quả kinh tế cao.