Phân bón Văn Điển vững chân trên vùng đất nhãn Hưng Yên

Khi nhãn được bón phân cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt.
nhãn lồng hưng yên

Từ xa xưa, đất Hưng Yên, đặc biệt vùng phố Hiến được bồi đắp từ phù sa đầu nguồn của hệ thống sông Hồng tạo nên những tầng đất phù sa rất dày, không chua và có lý - hóa tính rất tốt  đã sản sinh ra những quả ngọt - Nhãn lồng Hưng yên. Từ cây nhãn tổ trên trăm tuổi ở phố Hiến, nay nhân dân đã chọn tạo được nhiều giống nhãn quý và phát triển rộng khắp tỉnh.

Để nhãn sai quả và chất lượng cao, cây nhãn cần được sống trong môi trường thuận lợi, đất trồng nhãn phải tầng dày, mạch nước ngầm không cao, đất giữ nước nhưng phải thoát nước tốt; đất giàu dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng trung vi lượng.

Hiệu quả cao từ phân bón Văn Điển

Theo Thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, Hưng Yên có khoảng 5.000 ha canh tác nhãn, trong đó chủ yếu tập trung tại các huyện Khoái Châu, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi và thành phố Hưng Yên… Những năm gần đây, nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay vì tập trung thu hoạch vào một vụ chính, thì nay nhãn lồng được thu hoạch 3 vụ: Nhãn trà sớm từ tháng 3 đến tháng 7; nhãn chính vụ từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8; nhãn chín muộn từ đầu tháng 9 đến giữa tháng 10. Với việc thu hoạch trong khoảng thời gian tương đối dài khiến quả nhãn cho giá trị kinh tế cao hơn.

Để giữ gìn và phát triển đặc sản nhãn lồng Hưng Yên, từ những năm 1995, hội Nông dân tỉnh Hưng Yên đã kết hợp với công ty phân Lân nung chảy Văn Điển triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón, sử dụng phân Văn Điển - loại phân bón không chua, phân đa dinh dưỡng, chứa  rất nhều dinh dưỡng trung- vi lượng.

Sử dụng phân bón Văn Điển sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn lồng mà các loại phân thông thường không có: Dinh dưỡng dễ tiêu trong phân lân nung chảy VĐ có: P2O5 15-19%, MgO 15-18% ,SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng khác như Fe, Mn,Cu,Zn, Bo, Mo…. 

Phân bón ĐYT NPK 5.10.3 có hàm lượng các chất dinh dưỡng như: N=5%; P2O5=10%; K2O=3%; S=2%; MgO=9%; CaO=15%; SiO2=14%;  ngoài ra có các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co.. mà các loại phân bón khác không có. Đây là loại phân bón rất tốt cho cây nhãn trên nhiều chân đất, đặc biệt chăm bón giai đoạn sau thu quả.

Từ kết quả nghiên cứu của các chuyên gia nông nghiệp, sau khi thu hoạch quả thì rễ là bộ phận bị mất lực nhiều nhất rồi đến lá, cành. Do vậy, đồng thời với việc bấm cành tỉa tán cây là việc chăm sóc phục hồi bộ rễ, bổ sung lân và các dinh dưỡng trung, vi lượng là nhu cầu lớn nhất trong giai đoạn này.

nhãn hưng yên
Sử dụng phân bón Văn Điển sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây nhãn lồng mà các loại phân thông thường không có

Chăm bón đúng cách cho cây nhãn sau thu hoạch

Thực tiễn sản xuất nhiều năm qua cho thấy: Nếu chỉ cung cấp cho nhãn 3 chất đa lượng NPK là chưa đủ, năng suất chưa ổn định, chất lượng quả kém, vỏ quả mỏng, vận chuyển, bảo quản nhanh hư thối; sức đề kháng sâu bệnh kém. Khi nhãn được bón cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất ổn định, chất lượng quả tốt.

Năm nay chỉ những vùng chuyên canh nhãn với trình độ chuyên sâu cao như phố Hiến và các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu - Hưng Yên mới thu được nhiều nhãn, còn các vùng trồng nhãn khác cây nhãn ra hoa rất ít, nên việc chăm sóc nhãn năm nay phải cụ thể đến từng cây. Những cây không ra hoa nếu năm nay không chăm sóc tốt thì năm sau chắc chắn sẽ kém thu hoạch.

nhãn
Khi nhãn được bón cân đối, đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng thì chúng sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh hại

Để chuẩn bị đón mùa quả năm 2025, với những cây không ra quả năm nay, vào khoảng tháng 6, 7, tương ứng với thời gian thu quả  hàng năm, vẫn tiến hành đốn tỉa, làm cỏ như mọi năm, đồng thời bón sâu bằng 3-4 kg phân hũu cơ ủ mục và 3-5kg phân lân nung chảy Văn Điển, nhằm cung cấp chất Lân và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng, phần để chuẩn bị và tích lũy dinh dưỡng cho vụ sau, phần bù đắp phần dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng thân lá quá mạnh vừa qua.

Những cây đang cho quả: Ngay sau khi thu quả cần bắt tay ngay vào việc làm cỏ cho cây: Cắt tỉa cành tăm tơ, sâu bệnh, cành vượt, cành gầm tán… đồng thời bón phân cho cây, cuốc rạch xung quanh tán cây rồi bón phân. Lượng phân bón cho mỗi gốc khoảng 5 - 10kg phân hữu cơ ủ mục, 5-7kg phân lân nung chảy Văn Điển và 3-5kg phân đa yếu tố NPK (5:10:3). Trộn đều phân với đất và vun kín 2/3 rãnh, tủ cỏ, rác giữ ấm gốc cây. Sau khoảng 7-10 ngày cây bắt đầu bật lứa lộc mùa thu.

Lưu ý:

- Tùy tình hình sinh trưởng của cây mà bón phân lượng nhiều ít;

- Thường lúc này đang mùa mưa nên ít tưới; tuy vậy, nếu nắng nóng, khô han cũng cần chăm tưới giúp cây nhanh hồi phục và sớm phát triển lứa lộc thu

- Khi lộc thu ra đều, cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo cho lứa lộc ra đều và nhiều, lộc non sinh trưởng khỏe, đủ sức làm cành nuôi quả năm tới. Thường trên 1 cành quả cũ ra khá nhiều chồi cành mới. Khi các cành non đã đủ lá, nên bấm tỉa bớt những cành tăm tơ, cành yếu, chỉ để lại những cành mập, khỏe giữ làm cành mẹ vụ sau.

Trong những tháng mùa Đông không được tưới nước, bón phân, tạo mọi điều kiện cho cây “cằn cỗi”, kìm hãm sự hình thành và phát triển lứa lộc đông. Bằng cách bón phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển ngay sau thu quả để tạo được nhiều cành mùa thu sung sức, kết hợp kìm hãm lứa lộc Đông.

Trọng Hòa