Phát triển kinh tế tập thể trong ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Những cơ hội và thách thức Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX), công tác quản lý nhà nước đối với khu vực KTTT đã được tăng cường một bước đáng kể. Chính phủ đã ban hà

Các địa phương chưa có bộ máy quản lý chuyên trách đã giao cho các sở, ngành theo dõi, đề xuất, tham mưu những vấn đề về cơ chế, chính sách thúc đẩy KTTT phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Các cấp chính quyền tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan đề ra những biện pháp, chính sách tích cực để khuyến khích, thúc đẩy HTX phát triển như: cho vay vốn với lãi suất thích hợp, tổ chức đào tạo nghề, tham quan, học tập, bồi dưỡng kiến thức quản lý và pháp luật, hỗ trợ cho việc khôi phục ngành nghề thủ công truyền thống, mở ra các ngành sản xuất và sản phẩm mới ... bằng nguồn kinh phí khuyến công địa phương.
ở nhiều địa phương đang xuất hiện nhiều nhân tố mới góp phần làm rõ hơn mô hình HTX kiểu mới, mở bước đi, cách làm mới cho khu vực KTTT. Hình thức công ty trong HTX kết hợp được lợi ích của xã viên và lợi ích của cán bộ quản lý HTX, cả về trách nhiệm, quyền hạn, bảo hiểm, thu nhập ... Hình thức HTX trong doanh nghiệp nhà nước (ở vùng nguyên liệu) đã chứng tỏ HTX có vai trò là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thông qua HTX, ký hợp đồng cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Đây cũng là hướng đi mới, vừa tăng cường liên minh công nông, vừa nâng cao năng lực hoạt động của HTX.
Luật HTX mới (sửa đổi) được ban hành cuối năm 2003 cùng với Nghị định khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn ( gọi tắt là Nghị định Khuyến công) được Chính phủ ban hành tháng 6/2004 là những công cụ pháp lý hết sức quan trọng, làm cơ sở định hướng phát triển KTTT lên một tầm cao mới.
Tuy nhiên, để phát triển khu vực KTTT, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức. Trong bối cảnh nền kinh tế chưa phát triển, nhìn chung các HTX công nghiệp-TTCN có quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, thiết bị máy móc thô sơ, cũ kỹ từ nhiều thập kỷ trước, mẫu mã sản phẩm đơn điệu, chưa có thương hiệu nổi bật, tính cạnh tranh thấp. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ HTX còn yếu kém; hầu hết các cán bộ quản lý chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới; lao động có tay nghề cao trong các HTX công nghiệp-TTCN bị mai một chưa được bổ sung, thay thế. Khu vực KTTT vẫn khó khăn trong tiếp cận các thông tin về thị trường, công nghệ và các dịch vụ tư vấn chuyển giao khoa học. Ngoài ra, hạn chế về vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, thủ tục vay vốn rất khó khăn, khó tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và vốn vay ở các ngân hàng thương mại, chính sách thuế chưa thực sự phù hợp ... cũng là những thách thức, trở ngại không nhỏ cho sự sống còn và phát triển của các HTX.
Định hướng phát triển
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2005 tại Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau”.
Quán triệt Nghị quyết IX của Đảng, cần nhận thức rõ KTTT là bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế thị trường, cùng với các thành phần kinh tế khác tồn tại và phát triển lâu dài, phải được coi trọng bình đẳng và tạo điều kiện thỏa đáng để khuyến khích, hỗ trợ trên cơ sở kế hoạch phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội của Chính phủ, chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam của Bộ Công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển các ngành của từng địa phương. Trong đó, một yếu tố không thể thiếu là phải đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết giữa HTX với các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, đối tác nước ngoài ... để tạo ra những cơ cấu linh hoạt và năng động, đủ sức cạnh tranh và hoà nhập với kinh tế khu vực và quốc tế. Phát triển KTTT phải xuất phát từ đặc thù của từng địa phương, gắn với lợi thế so sánh của từng vùng, trước hết phát huy sức mạnh liên kết nông nghiệp với các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu … Quy hoạch phát triển KTTT cũng không thể tách rời quy hoạch đô thị, quy hoạch khu cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái.
KTTT, HTX là hình thức liên kết tự nguyện của người lao động sản xuất nhỏ tại địa phương, vì vậy phải được hình thành và phát triển trên cơ sở nhu cầu liên kết thực sự, đi theo các hình thức từ thấp đến cao, từ hỗ trợ dịch vụ tới việc tập trung tư liệu sản xuất, nhằm tạo ra một lượng hàng hoá đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường và của xã hội, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của người lao động. KTTT, HTX là một hình thức kinh tế cộng đồng không thể thiếu, ngay cả trong nền kinh tế thị trường của các nước công nghiệp phát triển. Tính chất tương trợ, giúp đỡ xã hội của loại hình kinh tế này là yếu tố quyết định, thu hút số lượng lớn những người lao động nhỏ trong các ngành công nghiệp-TTCN tham gia. Đây là đặc điểm làm cho kinh tế tập thể gần gũi với kinh tế quốc doanh, song hành phát triển cùng kinh tế nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực hiện kinh tế tập thể, HTX cũng là một quá trình thực hiện chủ trương xã hội hoá nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, chính sách phát triển KTTT, HTX phải thể hiện được quan điểm của Đảng, các chính sách đối với kinh tế hợp tác xã cần phải ưu đãi hơn so với các thành phần kinh tế khác để khích lệ tính chất phổ cập xã hội của loại hình này.
Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển KTTT
Nghị quyết 13 Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về kinh tế tập thể đã nêu: “Mục tiêu từ nay đến năm 2010 là: đưa KTTT thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế”. Để đạt được mục tiêu cơ bản trên, những giải pháp chính cần được hết sức chú trọng là:
Về công tác tư tưởng cần tích cực tuyên truyền, thống nhất nhận thức về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, làm cho các cấp, các ngành, các đoàn thể và mọi người dân nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cần đưa công tác tuyên truyền, giáo dục về Luật HTX, về các chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các mô hình KTTT, HTX , coi đó là thành việc làm thường xuyên, lâu dài.
Về luật pháp, chính sách, cần tổ chức xem xét, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các cấp, các ngành, các địa phương và cơ sở triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng, thực hiện Luật HTX và các văn bản dưới Luật có liên quan.
Về tổ chức chỉ đạo điều hành từ trung ương đến cơ sở cần xây dựng những biện pháp cụ thể về cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực ... để nhanh chóng đưa khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX thoát khỏi tình trạng yếu kém để phát triển bền vững. Phát huy hơn nữa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng nhân dân trong việc vận động đoàn viên, hội viên tham gia phát triển KTTT, trọng tâm là phát triển công nghiệp-TTCN phục vụ hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Trong điều kiện nước ta với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các HTX cần tăng cường liên doanh, liên kết để tăng thêm sức mạnh về vốn, về điều kiện hoạt động để đạt được hiệu quả cao hơn. Trước hết, cần tạo điều kiện thúc đẩy sự liên doanh liên kết giữa các HTX với nhau và với các doanh nghiệp nhà nước. Một minh chứng hùng hồn về định hướng này là các doanh nghiệp lớn của các ngành thuộc Bộ Công nghiệp như các ngành Thuốc lá, Sữa, Giấy, Dệt may, Da giày, Cơ khí, Chế biến thực phẩm... đã hợp tác với các HTX của nhiều địa phương trên cả nước để sản xuất, gia công, chế biến nguyên liệu thuốc lá, nguyên liệu sữa, nguyên liệu bông, các sản phẩm da giày, các sản phẩm phụ kiện dệt may, các sản phẩm gốm sứ, gần đây là sản phẩm phụ tùng xe máy... Mối liên doanh, liên kết này đã góp phần không nhỏ để giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho xã viên HTX và người lao động, gắn bó HTX với doanh nghiệp nhà nước, giúp các HTX trở thành những vệ tinh của các doanh nghiệp nhà nước. Đó chính là mô hình hợp tác cùng có lợi, giữa các HTX.
Đồng thời, một yếu tố hết sức quan trọng là tiếp tục thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động của các hội, hiệp hội nghề nghiệp, tạo mối liên kết hữu cơ, cộng đồng trách nhiệm và quyền lợi giữa các HTX và đối tác khác cũng như giữa những người sản xuất với nhau.
Để những chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước đi được vào thực tế cuộc sống, những giải pháp chủ yếu trên đây cần được tổ chức thực hiện một cách đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả nhất của các cấp, các ngành. Các bộ, ngành trung ương cần nhanh chóng xây dựng và kiện toàn bộ máy quản lý chuyên trách để theo dõi, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ KTTT. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần có Ban chỉ đạo phát triển KTTT để theo dõi và hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh trong quá trình củng cố, xây dựng và phát triển KTTT.
Với chức năng quản lý nhà nước ngành Công nghiệp một cách toàn diện và thống nhất trong cả nước, Bộ Công nghiệp đã xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 22/2003/CT-TTg ngày 13/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 94/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị  quyết Trung ương 5 ( khoá IX) về KTTT. Chương trình hành động (CTHĐ) quán triệt đầy đủ quan điểm chỉ đạo và nội dung của các Chỉ thị, Quyết định nói trên cho các Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty, Công ty thuộc Bộ, từ đó nâng cao nhận thức tư tưởng về KTTT, cụ thể hoá thành hành động thực tế, bao gồm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, chương trình công tác một cách đồng bộ, kịp thời, nhằm tạo môi trường thuận lợi và tâm lý xã hội ổn định cho sự phát triển của KTTT; đồng thời tiếp tục hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước đối với KTTT trong ngành công nghiệp - TTCN. Các đơn vị thuộc Bộ đang tích cực triển khai nhiều hoạt động có ý nghĩa lớn, đáp ứng đòi hỏi thực tế như:
- Xây dựng Quy chế quản lý khu-cụm-điểm công nghiệp địa phương, trong đó nêu rõ cơ chế, bộ máy quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương tạo thuận lợi cho các cơ sở KTTT, các HTX công nghiệp -TTCN thành lập mới hoặc di dời vào khu-cụm-điểm công nghiệp theo định hướng quy hoạch tổng thể của địa phương, hài hòa với quy hoạch của từng vùng và của cả nước;
- Triển khai đề tài Mô hình công nghiệp huyện - xã, trong đó đề xuất xây dựng mô hình điểm HTX công nghiệp-TTCN đối với một số ngành có tiềm năng thị trường lớn như gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng, mây tre đan, thảm, dệt thủ công, thêu ren, chế biến đồ gỗ và đúc, chạm, khảm kim khí thủ công ...; 
- Xây dựng các chính sách, cơ chế khuyến khích các Tổng công ty, Công ty thuộc Bộ liên doanh, liên kết với các HTX công nghiệp-TTCN, tạo điều kiện giúp các HTX công nghiệp -TTCN phát triển;
- Nghiên cứu xây dựng chính sách, cơ chế khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ liên kết, chuyển giao và giúp đỡ các HTX công nghiệp -TTCN ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Xây dựng chương trình hợp tác quốc tế về phát triển công nghiệp địa phương;
- Xây dựng nội dung thư viện thông tin phục vụ quản lý nhà nước về ngành nghề và sản phẩm TTCN, tổ chức giới thiệu miễn phí các sản phẩm, thương hiệu của một số HTX công nghiệp-TTCN điển hình ... trên trang Web của Bộ Công nghiệp;
- Lập kế hoạch tổ chức tuyên truyền vai trò của KTTT trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát động chương trình thi đua rộng khắp trong ngành về KTTT, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lĩnh vực này, đăng tải tin tức và tuyên truyền thúc đẩy các hoạt động khuyến công ở các địa phương...
Dưới ánh sáng Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) và được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đang đứng trước một vận hội to lớn để vượt qua khó khăn, thử thách và đi lên cùng với các thành phần kinh tế khác trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

  • Tags: