Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: Đề xuất nhiều giải pháp gỡ rào cản vấn đề cấp bách

Ngày 31/10/2024, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển thị trường tài chính xanh ở Việt Nam: Những rào cản, vấn đề cấp bách và giải pháp đột phá”.

Đây là một trong những hoạt động khoa học được tổ chức thường niên của Viện Kinh tế Việt Nam. nhằm góp phần triển khai thực hiện các quan điểm, chủ trương, chính sách về tăng trưởng xanh, tài chính xanh toàn diện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

TS. Bùi Thị Quỳnh Thơ, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội; PGS. TS. Bùi Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chủ trì Hội thảo.

Sự kiện còn có sự góp mặt của hơn 200 khách mời là lãnh đạo, đại diện Ban, Bộ/ngành trung ương: Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia… và các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các Viện nghiên cứu và trường Đại học hàng đầu của Việt Nam…

Hội thảo về phát triển thị trường tài chính xanh
Tại sự kiện các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cùng các đại biểu cùng trao đổi, thảo luận nhằm nhận diện, phân tích và có thêm góc nhìn đa chiều về những vấn đề trọng tâm, then chốt liên quan đến tài chính xanh tại Việt Nam


Hệ thống thông tin về kinh tế xanh, tài chính xanh còn thiếu, không nhất quán, ít được kiểm định

Trình bày tại Hội thảo TS. Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã đưa ra bức tranh tổng quát về bối cảnh của thế giới, khu vực và Việt Nam,thuận lợi, thách thức đối với tăng trưởng xanh của Việt Nam cũng như những khó khăn đối với phát triển thị trường tài chính xanh của nước ta.

Phân tích các bối cảnh thuận lợi cho phát triển thị trường tài chính xanh tại Việt Nam như: Cam kết của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải ròng về 0; Tăng trưởng xanh, tài chính xanh là xu hướng lớn, khó đảo ngược; Sự đổi mới và đầu tư ngày càng tăng vào công nghệ, sản phẩm và dịch vụ xanh; nhu cầu lớn về môi trường sạch…TS Lê Xuân Sang đồng thời chỉ ra nhiều khó khăn, thách thức.

Điển hình như: Tác động của biến động địa chính trị, kinh tế, chiến sự Nga – Ucraina khiến quá trình tiêu dùng, sản xuất xanh chững lại ở một số nước (ví dụ, quay trở lại/dự định kéo dài thời gian dùng than); quá trình xanh hóa sản xuất o to (nhất là pin xe điện) gặp nhiều trở ngại, một số doanh nghiệp từ bỏ chương trình ô tô điện; Việc thực hiện tăng trưởng kép (kinh tế xanh, kinh tế số) gặp khó khăn do phát thải carbon quá lớn từ Kỹ thuật số..;Kinh tế thế giới sau tác động của Đại dịch, xung đột, đình trệ/suy thoái tăng làm trì hoãn nguồn vốn cho tăng trưởng/chuyển đổi xanh;

Việc quy hoạch, khung pháp lý, quy định đối với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nói chung và thị trường tài chính nhất là ở Việt Nam mới bắt đầu đi vào hoạt động có không ít khó khăn; Hệ thống thông tin về kinh tế xanh, tài chính xanh còn thiếu, không nhất quán, ít được kiểm định chặt chẽ, đáng tin cậy; Cơ chế đầu tư cho Đối mới sáng tạo, chuyển đổi số nhìn chung vẫn theo kiểu phát triển, bảo toàn vốn dẫn đến khó có thể thúc đẩy (nhất là trong phát triển công nghệ hướng tới chuyển đổi xanh);

Tiến sỹ Sang
Chia sẻ về phát triển thị trường tài chính xanh TS. Lê Xuân Sang – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết do thông tin bất đối xứng, thiếu, không nhất quán khiến các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định đầu tư (nhất là trong tín dụng xanh, Trái phiếu xanh và đầu tư Cổ phiếu xanh)

Ngoải ra theo TS. Lê Xuân Sang do thiếu tiêu chuẩn hóa và dữ liệu sẵn có, cũng như các quy định, khái niệm rõ ràng…các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong đánh giá rủi ro – việc định giá tài chính xanh… dẫn đến khó nhận biết, rạch ròi doanh nghiệp, công ty xanh “dởm”/tẩy xanh; Hoặc nhà đầu tư không chọn đúng kỳ mục/mục tiêu (cổ phiếu ESG, trái phiếu xanh “yêu thích” của mình.

Hơn thế theo TS. Lê Xuân Sang tại Việt Nam hiện khó huy động vốn, nhất là cho dự án năng lượng tái tạo do tại Luật Các tổ chức tín dụng có quy định khống chế hạn mức tín dụng tối đa (15% vốn điều lệ khi cho vay) thiếu về năng lực phân tích, số liệu, thông tin,... liên quan; Danh mục xanh chậm ra đời, chưa đầy đủ; Cơ hội đầu tư lĩnh vực khác có thể lớn hơn rủi ro ít hơn… là những trở ngại không nhỏ cho nhà đầu tư

Với định chế cho vay, phát hành TS. Lê Xuân Sang cũng cho biết, gặp nhiều khó khăn do Khái niệm, liên quan đến quy định chưa chặt chẽ về Trái phiếu xanh (EU: lan tràn) khiến có thể bị lạm dụng thành trái phiếu xanh dởm/rửa xanh; Nguyên tắc Trái phiếu Xanh, Các tiêu chuẩn như Sử dụng thông tin thu được nêu rõ số tiền huy động được sẽ tài trợ cho các dự án mới hoặc hiện có có tác động tích cực đến MT hoặc lợi ích khí hậu; báo cáo liên tục về việc sử dụng xanh nói trên số tiền thu được và việc đưa ra ý kiến bởi một bên thứ ba độc lập đánh giá chứng nhận các khía cạnh xanh của trái phiếu…đều chưa rõ.

Những điều này có thể khiến nhà phát hành mệt mỏi và bối rối vì Sản phẩm về cơ bản đơn giản này được coi là quá phức tạp đối với nhiều tổ chức phát hành do có nhiều tiêu chí, vai trò rõ ràng chồng chéo của một số người chơi trên TT cũng như các bộ quy tắc, hướng dẫn và tiêu chuẩn báo cáo công bố ngày càng phức tạp mà họ có thể cần phải tuân thủ. (sở giao dịch chứng khoán, cơ quan xếp hạng, người đánh giá bên thứ hai, hướng dẫn báo cáo công bố thông tin, người chứng nhận, nhà cung cấp chỉ số...Tiềm ẩn rủi ro “sai lệch kép” của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc (có thể) phải dùng vốn đầu tư ngắn hạn để đầu tư dài hạn (15-20 năm) (sai lệch kỳ hạn) hoặc rủi ro đồng tiền ngoại tệ mất giá.

Cơ quan quản lý Ngân hàng TW, Ngân hàng Nhà nước Bộ Tài Chính cũng có không ít khó khăn khi phải cân nhắc, tính đến tình hình nợ xấu trong các NHTM, khả năng đánh giá hữu hiệu tác động, Rủi ro của môi trường, hài hòa/lồng ghép yêu cầu đầu tư xanh...Các quy định về vay nợ với các ngành kinh tế xanh; hoặc những khó khăn trong quản lý, giảm thiểu hậu quả của sự rửa xanh/lách luật (trái phiếu xanh như thế nào, việc sử dụng doanh thu để đầu tư có đúng mục tiêu không) Khó khăn…

Tại hội thảo TS Lê Xuân Sang đồng thời tham vấn cần để phát triển từng bước vững chắc lành mạnh thị trường tài chính xanh Việt Nam cần: Xây dựng hữu hiệu, thông tin thị trường, dữ liệu, danh sách trái phiếu/cổ phiếu xanh, với định nghĩa pháp lý rõ ràng; tiêu chí chặt chẽ trong huy động vốn, các khuyến khích hữu hiệu, xây dựng lòng tin, đáp ứng lợi ích/kỳ vọng các nhóm nhà đầu tư…; Đồng thời Việt Nam cũng cần Xác lập luật chơi, Khai thác lấy thị trường tài chính truyền thống làm cơ sở từ đó tạo dựng niềm tin, kỷ luật thị trường tính đến bối cảnh mới.

Thực tế hiện nay, xu hướng chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan, không thể đảo ngược và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Với mục tiêu "Phát thải ròng bằng 0" vào giữa thế kỷ XXI tại COP26 đến hết năm 2022 đã có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ ban hành chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI.

Tại Việt Nam tăng trưởng xanh là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2012, Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011 - 2020. Tiếp theo tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050”. Song hành với Chiến lược Tăng trưởng xanh, Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến chuyển đổi xanh như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch điện VIII...Việt Nam đã tham gia tích cực, có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế trong chống biến đổi khí hậu như: Cam kết tại COP26 về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050; Tuyên bố Chính trị thiết lập Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP); Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao...

Đề xuất các giải pháp cho phát triển thị trường các bon, tín dụng cho tăng trưởng xanh, trái phiếu xanh

Trình bày về giảm phát thải khí nhà kính, tổ chức phát triển thị trường các bon và lộ trình hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tai COP26 hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, TS. Nguyễn Thị Liễu, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh: Phát triển ít phát thải sẽ là xu thế để Việt Nam tiếp tục thay đổi mô hình từ dựa trên năng lượng hoá thạch, sử dụng nhiều tài nguyên sang mô hình phát triển theo hướng ít phát thải.. là xu hướng chung toàn cầu;

bà Nguyễn Thị Liễu
TS. Nguyễn Thị Liễu chỉ ra nhiều thách thức lớn hiện nay của Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu COP26 phát triển thị trường các – bon như: khó trong việc huy động và duy trì sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, Nguồn lực trong nước thiếu; nhân lực chưa đáp ứng…

TS. Nguyễn Thị Liễu đề xuất giai đoạn tiếp theo Việt Nam cần: Tiếp tục Nâng cao nhận thức, quyết tâm về quá trình chuyển đổi; Rà soát, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch phù hợp với phát thải ròng bằng “0” vào 2050; Hợp tác quốc về tài chính, công nghệ, tăng cường năng lực triển khai TT Paris và cam kết COP26; Tháo gỡ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài để huy động nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển ít phát thải (Đề án triển khai kết quả COP26); Khẳng định nỗ lực và ưu tiên của Việt Nam (Báo cáo QG về Thích ứng BĐKH); Điều tra khảo sát biển phục vụ quy hoạch phát triển điện gió ngoài khơi; Công cụ định giá các-bon; nâng cao nhận thức, năng lực cho doanh nghiệp tham gia các cơ chế thị trường, phi thị trường...

Đề xuất, Việt Nam cần thống nhất khái niệm phát triển thị trường tài chính xanh, tại Hội thảo, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam - Văn phòng ADB Việt Nam đồng thời tham vấn một số lĩnh vực Việt Nam cần cân nhắc trong thời gian tới: Hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh và tài chính xanh, Xác định mục tiêu định lượng cụ thể phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, và tạo động lực phát triển tài chính xanh; Chủ động tiếp cận các nguồn vốn quốc tế thông qua hợp tác song phương và các tổ chức tài chính quốc tế để thu hút nguồn vốn;

bà liễu
Ông Nguyễn Bá Hùng Chuyên gia Kinh tế trưởng tại Việt Nam - Văn phòng ADB Việt Nam đề xuất Việt Nam cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện xác nhận chứng chỉ carbon, hình thành thị trường carbon trong nước và kết nối với thị trường carbon quốc tế; Chính phủ có thể có những bước đi tiên phong trong việc phát hành trái phiếu xanh, trên cơ sở hệ thống quản lý chi ngân sách cho các hạng mục xanh

Trình bày về “Tín dụng xanh cho tăng trưởng xanh - các vấn đề đặt ra về lý luận, thực trạng và khuyến nghị” PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh cho biết hiện dư nợ tín dụng xanh tại Việt Nam được cải thiện rõ rệt qua các năm, với dự án đa dạng các ngành nghề; Các sản phẩm tín dụng xanh ngày càng phong phú, đa dạng theo các chương trình khác nhau của Chính phủ.

bà Hoàng Anh
PGS.TS Phạm Hoàng Anh cũng chỉ ra tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn chưa được bền vững và Động lực của tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam chủ yếu đến từ định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước hơn là nhu cầu phát triển của các NHTM và các tài liệu như Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với một số ngành vẫn chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích chứ chưa mang tính bắt buộc.

Tại Hội thảo, PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh khuyến nghị Việt Nam cần: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến tín dụng xanh theo hướng tăng cường tính bắt buộc để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh; đồng thời Việt Nam cũng cần đa dạng hóa các nguồn vốn cho tín dụng xanh, xem xét ưu tiên nguồn vốn cho tín dụng xanh, tín dụng cho phát triển bền vững thông qua các công cụ; Trong thiết kế chính sách thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh Việt Nam cần đa dạng hóa các hình thức khuyến khích tín dụng xanh, không phụ thuộc vào phương thức hỗ trợ tài chính (giảm lãi suất, gia hạn vay, v.v...)…; Đồng thời cần thực hiện đồng bộ các chính sách hỗ trợ khác (phát triển trái phiếu xanh; giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức; thay đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài…).

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho thấy hiện nay, việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh chưa được quy định cụ thể, đồng bộ trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam. Đánh giá các vấn đề về quy định, tiêu chí môi trường, Danh mục phân loại dự án xanh; việc ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với tín dụng xanh, trái phiếu xanh còn chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam, do đó còn nhiều hạn chế trong việc xác định trình tự, thủ tục, vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan…

Để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng xanh, chuyển đổi xanh bao trùm gắn với năng lực chống chịu BĐKH và PTR0, Việt Nam cần huy động được nguồn lực tài chính rất lớn. Theo nghiên cứu của của Ngân hàng Thế giới (2022) cho thấy Việt Nam cần khoản đầu tư tương đương khoảng 6,8% GDP mỗi năm, tương đương 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Điều này đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách để huy động nguồn vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính xanh, khuyến khích dòng vốn tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực của kinh tế xanh.

Phan Vi