I. Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh của sản phẩm
1. Khái niệm về cạnh tranh và sức cạnh tranh.
Các học thuyết kinh tế thị trường, dù ở trường phái nào đều thừa nhận rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn của sản phẩm.
Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau, nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Có thể dẫn ra một số quan điểm như sau:
Sức cạnh tranh là tổng hoà các đặc tính về tiêu dùng và giá trị vượt trội của sản phẩn trên thị trường, có nghĩa là sự vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong điều kiện cung vượt cầu.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường.
Lại có quan điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm cùng loại do chủ thể sản xuất và cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường vào thời gian nhất định.
Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản mà người tiêu dùng quan tâm nhất, đó là, tương quan giữa chất lượng và giá cả.
Với cách tiếp cận trên, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Có nghĩa là, những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên 1 đơn vị giá cả là những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Tức là: K - Q/G (1)
Trong đó: Q - Lợi ích tiêu dùng (hay còn gọi là giá trị sử dụng);
G – Giá cả tiêu dùng, bao gồm chi phí để mua và chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Trên thực tế, mỗi hộ tiêu dùng có cách lựa chọn hàng hoá riêng cho mình. Tuy nhiên, có những tiêu chí chung cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá mà nhà sản xuất phải đáp ứng ở mức tối thiểu thì mới có thể đem sản phẩm của mình ra thị trường. Đó là: đối với hàng xuất khẩu phải đáp ứng tối thiểu tiêu chuẩn quốc tế, (ISO), còn ở Việt Nam, phải đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN)… Ví dụ, sản xuất thiết bị điện sử dụng điện áp 110 vôn thì khó bán hơn tại thị trường VN…
II. Phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm
Giá cả tiêu dùng (G), bao gồm giá của sản phẩm trên thị trường và chi phí mà người tiêu dùng phải chi ra trong suốt quá trình sử dụng.
Chúng ta hãy cùng xem xét công thức (1) theo từng bước sau:
1) Trên cơ sở hiểu biết về thị trường và các yêu cầu đối với một sản phẩm nhất định, đưa ra tập hợp các chỉ tiêu về chất lượng của sản phẩm đó;
2) Chọn từ các tập hợp này một số chỉ tiêu quan trọng, (thông số);
3) Bằng cách hỏi ý kiến chuyên gia, có thể lượng hoá tỷ trọng (a) của mỗi thông số trong sản phẩm, sao cho tuân thủ điều kiện:
Sai = 1 (i - 1, m) (2)
4) Giả sử chúng ta tiến hành xem xét 3 sản phẩm được ký hiệu lần lượt là A, B, và C cùng loại. Trong đó, sản phẩm A là sản phẩm mẫu (được người tiêu dùng lựa chọn, có thị phần lớn và tương lai ổn định...); Sản phẩm B là sản phẩm cần đánh giá khả năng cạnh tranh; Sản phẩm C là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
5) Đánh giá hiệu quả sử dụng (lợi ích tiêu dùng) của sản phẩm B và C so với hiệu quả sử dụng (lợi ích tiêu dùng) của sản phẩm A theo các công thức sau:
Qb/a = Sai . x . Nbi/Nai (3) và
Qc/a = Sai . x . Nci/Nai (4)
Trong đó: ai – tỷ trọng của thông số i trong sản phẩm
Nai, Nb, Nci - giá trị thông số i của sản phẩm A, B, C.
6) Giá tiêu dùng của sản phẩm B (Gb) và giá tiêu dùng của sản phẩm C (Gc) bao gồm giá mua cộng với các chi phí trong quá trình sử dụng sản phẩm;
7) Khả năng cạnh tranh của sản phẩm B so với khả năng cạnh tranh của sản phẩm C được xác định như sau:
Kb/c = Qb/a /Gb /Qc/a /Gc
= Qb/a x Gc/Qc/a x Gb (5)
Từ phương pháp trên, có thể minh họa bằng một trường hợp cụ thể sau: (xem bảng)
áp dụng công thức (3) và (4), tính khả năng cạnh tranh của sản phẩm B và C so với khả năng cạnh tranh của sản phẩm A (sản phẩm mẫu):
Qb/a = Sai x Nbi/Nai = 0,7x90/100 + 0,1x5/10 + 0,2x5/10 = 0,78
Qc/a = Sai x Nci/Nai = 0,7x80/100 + 0,1x8/10 + 0,2x10/10 = 0,84
Giả sử rằng Gb = 22.000 USD, Gc = 20.000 USD. Khi đó, theo công thức (5) ta có:
Kb/c = Qb/a x Gc/Qc/a x Gb = 0,78 x 20.000/0,84 x 22.000 = 0,84
Từ kết quả tính toán trên, có thể đưa ra một số nhận xét sau:
1) Kb/c < 1, có nghĩa là sản phẩm B không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần phải sớm tiến hành cải tiến. Thậm chí, nếu tăng Kb/c thêm 10-20% cũng không đủ để sản phẩm B có thể thành công. Tăng Kb/c thêm 30-50% mới giúp sản phẩm B đứng vững trên thị trường.
Nếu tăng Kb/c thêm 50-70%, thì sản phẩm B có sức cạnh tranh cao (Kb/c khi đó khoảng 1,4), sản phẩm đang chiếm giữ thị phần lớn trên thị trường và khi đó doanh nghiệp cần phải nghĩ đến việc giữ thị phần đó.
2) Qb/a < Qc/a đã nói lên sức cạnh tranh của sản phẩm B thua sản phẩm C. Để có thể cạnh tranh được, doanh nghiệp phải sớm đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm làm sao đạt tới gần các thông số của sản phẩm mẫu.
Nếu không thể thay đổi được các thông số kỹ thuật của sản phẩm B, khi đó việc đầu tư thêm là vô nghĩa, giải pháp tốt nhất là dừng sản xuất.
3) Ngoài các giải pháp về kỹ thuật nêu trên, để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm B, còn có các giải pháp về kinh tế, như giảm giá tiêu dùng của sản phẩm (Gb). Trong trường hợp đó, giảm Gb là bao nhiêu là hợp lý để sản phẩm B có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Giả sử Kb/c = 1,4 thì sản phẩm B có khả năng cạnh tranh, áp dụng (5) ta có:
Kb/c = Qb/a x Gc/Qc/a x Gb = 0,78 x 20.000/0,84 x Gb
Gb = 13.265 đơn vị
Nhưng, giá thành của sản phẩm B là 15.000 đơn vị, giá tiêu dùng theo tính toán ở trên là 13.265 đơn vị, thấp hơn giá thành là điều không thể chấp nhận được.
Nếu Gb = 18.000 đơn vị, khi đó:
Kb/c = Qb/a x Gc/Qc/a x Gb = 0,78 x 20.000/0,84 x 18.000 = 1,03 > 1.
Rõ ràng, giảm giá là 1 trong những giải pháp kinh tế làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ giảm giả thì chưa đủ, cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung các giải pháp khác dưới đây.
4) Cải tiến thiết kế: Tại bảng trên, ta xem xét thông số thiết kế. Tăng =8 điểm, Gb=18.000 đơn vị, khi đó:
Theo (3): Qb/a = Sai x = 0,7x90/100 + 0,1x5/10 + 0,2x8/10 = 0,84
Khi đó, Kb/c = Qb/a x Gc /Qc/a x Gb = 1,11 < 1,4
Kết quả tính toán trên cho thấy, cải tiến thiết kế có thể làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nhưng chưa đạt được như mong muốn. Như vậy, việc đã áp dụng đồng thời 2 giải pháp là giảm giá (Gb) và cải tiến thiết kế là chưa đủ.
6) Tăng độ bền: Từ các công thức (5) và (3), ta tính Qb/a
Kb/c = 1,4 = Qb/a x Gc /Qc/a x Gb = Qb/a x 20.000/0,84 x 18.000, Qb/a = 1,06
Qb/a = 1,06 = Sai x Nbi/Nai = 0,7x90/100 + 0,1x Nbi/10 + 0,2x8/10
Nbi= 17 năm, độ bền này là không có trên thực tế. Vây, ta phải áp dụng đồng thời 3 giải pháp là giảm giá (Gb = 16.000 đơn vị), cải thiện thiết kế (Nbi=9 điểm), và độ bền 10 năm, khi đó:
Qb/a = S ai x Nbi/Nai = 0,7 x90/100 + 0,1x10/10 + 0,2x9/10 = 0,9
Kb/c = Qb/a x Gc/Qc/a x Gb = 0,91 x 20.000/0,84 x 16.000 = = 1,354 đạt xấp xỉ 1,4.
Kết quả cho thấy, với việc áp dụng đồng bộ 3 giải pháp (giá cả, thiết kế, độ bền) thì sản phẩm B đã đạt được sức cạnh tranh cần thiết. Nhưng rõ ràng là, nếu không thay đổi công nghệ sản xuất thì doanh nghiệp cũng khó đảm bảo vững chắc thị phần của mình trên thị trường. Nhưng, thay đổi công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư lớn cũng là bài toán không hề đơn giản.
Nếu ta tăng mức công suất của sản phẩm B lên bằng công suất của sản phẩm mẫu, tức là mức công suất = 100 (mã lực), khi đó:
Kb/c = 1,458 > 1,4 thì sản phẩm B có khả năng cạnh tranh rất cao.
III. Kết luận:
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp kinh tế cùng một lúc (giá cả, thiết kế, độ bền và công suất), có thể đạt được kết quả rất khả quan, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng cũng cần phải lưu ý, cải tiến thiết kế, tăng độ bền, tăng công suất máy móc thiết bị, tất cả điều này đều dẫn đến việc tăng giá thành, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, việc tính toán chi phí sản xuất và chính sách giá cả hợp lý là đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay. Các chi phí cơ bản là: nguyên, nhiên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, thu nhập của người lao động, các chi phí quản lý...
Việc đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm là hết sức cần thiết, giúp nhà sản xuất biết rõ sản phẩm của ta đang đứng ở đâu; sức cạnh tranh như thế nào so với đối thủ?! Từ đó, có chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư vào các sản phẩm có khả năng cạnh tranh thì mới đảm bảo thị phần bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong đó, việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.