Qatar chính thức rời OPEC

Quốc gia vùng Vịnh Qatar đã chính thức chấm dứt việc là thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) gần 60 năm.
qatar
 Qatar là nước vùng Vịnh đầu tiên rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. (Ảnh: Naseem Zeitoon / Reuters)

 

Bộ trưởng Bộ Năng lượng của Qatar Saad bin Sherida al-Kaabi đã công bố quyết định rút khỏi OPEC vào tháng 12.2018. OPEC trả lời rằng họ tôn trọng quyết định của Qatar. Đây là lần đầu tiên một quốc gia Trung Đông rời khỏi tổ chức này kể từ khi thành lập vào năm 1960.

Ông David Wech, Tổ chức năng lượng JBC nói: "Sự ra đi của Qatar chỉ quan trọng về mặt chính trị. Về xuất khẩu dầu thô, vai trò của Qatar trong tổ chức OPEC không quan trọng, thậm chí không có tên trong top 25 toàn cầu".

Theo ông al-Kaabi, Qatar chỉ sản xuất khoảng 600.000 thùng dầu thô mỗi ngày, trở thành nhà sản xuất lớn thứ 11 trong liên minh 15 quốc gia. Vì sản lượng dầu của Qatar không cao nên sẽ không ảnh hưởng đến giá dầu toàn cầu khi Qatar rời khỏi tổ chức.

Ông Stephen Schork, người sáng lập tổ chức báo cáo năng lượng The Schork Report nói: "Tuy sản lượng dầu thô thấp nhưng Qatar đứng trong 5 nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và đó sẽ là hướng đi mới của Qatar sau khi rời khỏi OPEC".

Doha là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng hàng đầu, với sản lượng hàng năm là 77 triệu tấn. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cho biết, Doha có kế hoạch tăng sản lượng lên 110 triệu tấn vào năm 2024, đồng thời giảm dần sản lượng khai thác dầu.

OPEC vốn được xem là bị thống trị bởi Saudi Arabia, vương quốc Vùng Vịnh láng giềng với Qatar có tiềm năng dầu mỏ to lớn. Saudi đã dẫn đầu cuộc tẩy chay ngoại giao, thương mại nhằm vào Doha từ tháng 6.2017, với cáo buộc Doha tài trợ khủng bố.

Tuy nhiên, ông Kaabi nói quyết định rút khỏi OPEC không liên quan đến căng thẳng với Saudi Arabia, mà là để phục vụ mục tiêu tăng sản lượng LNG từ 77 triệu tấn lên 110 tấn một năm.

Giá dầu cho tới nay đã giảm lại hơn 25% sau khi tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm vào đầu tháng 10 vừa qua. Thực tế này làm dấy lên những lo ngại về tình trạng cung vượt cầu và những lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm tốc.

Theo thông tin cập nhật mới nhất, lúc 6h40 (giờ London) ngày 3.12, giá dầu thô Brent giao dịch ở mức 62,25 USD/thùng, cao hơn 4,7%. Trong khi đó giá dầu West Texas Intermediate